PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER: TRUYỀN THỪA VÀ BIẾN ĐỔI
163
Quá trình tiếp nhận Phật giáo Nam tông của người Khmer diễn
ra cùng với dòng chảy lịch sử của Nam bộ, và tôn giáo này luôn
đồng hành với sự biến đổi phát triển của dân tộc. Sau năm 1975
,
Phật giáo Nam tông
Khmer
tiếp tục là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa
tinh thần của dân tộc Khmer, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa
dân tộc, góp phần làm phong phú thêm đời sống cộng đồng. Những
tư tưởng Phật giáo về từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha luôn lan tỏa trong
cộng đồng Khmer nơi đây một cách bình dị, đời thường.
Hiện nay, đời sống xã hội Khmer đã và đang có nhiều thay đổi
để dần dần phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước. Theo đó,
tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, tâm lý cộng đồng cũng
thay đổi, nhưng xét đến cùng, Phật giáo Nam tông
Khmer
vẫn là
tôn giáo truyền thống của dân tộc này. Nó đóng vai trò chủ đạo
trong việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa Khmer, là cốt lõi của
giá trị văn hóa Khmer.
2. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER HIỆN NAY
Giáo lý của tôn giáo này tập trung vào các quan niệm về nghiệp
(karma) và pháp (dharma), định hướng cho việc thực hành tôn
giáo và sinh hoạt xã hội của các tín đồ. Một cách dễ hiểu nhất, theo
Vũ Đình Mười,
3
các quan niệm này cho rằng cuộc đời là có nhân
quả, rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm đối với hành động của
mình, cuộc đời của mình ở kiếp này thế nào chính là quả của kiếp
trước, do đó phải nỗ lực tạo phước tích đức để kiếp sau được tốt
đẹp hơn. Để tạo phước tích đức, ngoài việc phải sống một đời sống
đạo đức, còn phải tham gia thực hành nghi lễ Phật giáo, phục vụ các
vị sư, làm công quả cho chùa… Mục tiêu của họ là mong muốn có
một đời sống ở kiếp sau tốt đẹp hơn, thay vì hy vọng tới được một
cõi Niết bàn vốn xa vời với mình.
4
Một trong những biểu hiện của việc tạo phước tích đức dễ nhận
3. Vũ Đình Mười (2014), Các biến đổi về kinh tế-xã hội truyền thống của người Khơ-me từ năm
1980 đến nay: Các nghiên cứu và nhận diện ban đầu. Tạp chí Dân tộc học, số 1 và 2.
4. Tapp, Nicholas (1993), Karma and cosmology: Anthropology and religion. Asia’s Cultural
Mosaic: An Anthropological Introduction, pp. 287-306
.