PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
180
Việt, Hòa thượng Thiện Tâm, Hòa thượng Danh Vĩnh v.v... hướng dẫn
đã sang đất nước chùa Tháp, phục hồi giới phẩm xuất gia cho 08 vị
sư sãi còn sống sót sau họa diệt chủng của Pol Pot Ingsary. Phật giáo
Campuchia được hồi sinh, do Hòa thượng Samdech Sanga Reach Tep
Vong lãnh đạo Phật giáo Vương quốc Campuchia; Hòa thượng Samdech
Sanga Reach Um Sum lãnh đạo Phật giáo Thủ đô Pnom Penh, Phái
đoàn Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ Phật
giáo Quốc tế của mình trong lịch sử phục hồi Phật giáo Campuchia
cũng như tạo mối quan hệ mật thiết đầu tiên giữa Phật giáo hai nước
Việt Nam – Campuchia”.
8
Việt Nam sau 1986 bước vào thời kỳ đổi mới, bước chân vào
trường quốc tế với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, quá trình này
còn được mở rộng, thông thoáng hơn khi Việt Nam gia nhập vào
các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO. Đây là bước đầu cho hội
nhập vào thế giới.
Phật giáo Việt Nam cũng vậy, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Tây
Nam bộ đại diện cho Phật giáo Nam tông Khmer do Hòa thượng
Dương Nhơn làm trưởng đoàn cùng với 8 tổ chức, hệ phái Phật giáo
đã thống nhất thành lập một tổ chức chung đại diện cho Tăng Ni,
Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước trong ngôi nhà
chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm, tạo điều
kiện thành lập các trường đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng
bào Khmer nói chung, cho sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer nói
riêng như: (1) Năm 1994, hỗ trợ thành lập Trường Bổ túc văn hóa
- Pali trung cấp Nam bộ đặt tại Sóc Trăng, trong đó chương trình
bổ túc văn hóa từ lớp 6 đến lớp 12 chiếm 75%, chương trình trung
cấp Pali chiếm 25% so với tổng số tiết học; (2) Năm 2006, hỗ trợ
thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại thành phố
Cần Thơ, với chương trình đào tạo đan xen giữa kiến thức Phật học
8. Ban Tôn giáo Chính phủ (12/2013), Tập bài tham luận Hội thảo khoa học “Quan hệ giữa Phật
giáo Việt Nam với Phật giáo Lào và Phật giáo Campuchia - Lịch sử hiện tại”, tại thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 1.