PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 211

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

182

giáo Theravada cũng đã âm thầm tồn tại trong lòng dân chúng Chân
Lạp, “lý do là vì có nhiều nhà sư Miến Điện thường xuyên thay nhau
đến Chân Lạp thuyết giảng”.

9

Do vậy, Phật giáo Theravada và Phật giáo Mahayana đã tồn tại

song song trong dân chúng Chân Lạp. Trước nhiều biến loạn trên
vùng đất Chân Lạp, nhất là các thế kỷ XII-XIV, người Khmer ở
Chân Lạp di cư xuống vùng đất Nam bộ sinh sống ngày nhiều hơn.
Họ quần cư với một nhóm người đồng tộc định cư từ trước đó (từ
thế kỷ VII và những lần di cư rải rác sau đó). Qua những đợt di cư,
liên hệ qua lại giữa hai nhóm người trước đó và nhóm người di cư
từ các thế kỷ XII-XIV, Phật giáo Nam tông dần được truyền bá vào
Nam bộ, được người Khmer ở đây tiếp nhận, thay thế Phật giáo
Mahayana và Bà-la-môn giáo tồn tại từ trước đó. Do đó, dựa vào
những biến cố lịch sử ở Chân Lạp, và sự liên hệ qua lại giữa hai đồng
tộc này, những người Khmer Chân Lạp qua quá trình di cư tìm nơi đất
mới ổn định sinh sống, đã đem Phật giáo Theravada truyền bá rộng rãi
vào Nam bộ, đồng tộc của họ đã tiếp nhận và lưu truyền rộng rãi trong
tộc người.

Một ý kiến khác, căn cứ vào thời gian Phật giáo Nam tông hình

thành và phát triển với thời gian xây dựng các ngôi chùa của người
Khmer ở Nam bộ thì, Phật giáo Nam tông được hình thành ở Nam
bộ vào khoảng cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ IV là có cơ sở. Vì Chùa Kop
Treng (ấp Kop Treng, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)
được xây dựng năm 400; chùa Som Bua (Ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân,
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) xây dựng năm 373; chùa Bến Có (Ấp
Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) xây
dựng năm 613. Qua đó, có thể khẳng định, Phật giáo Nam tông tồn tại
ở Nam bộ trước khi những ngôi chùa ngày xuất hiện từ nửa thế kỷ.

Theo Nguyễn Xuân Nghĩa

10

, những tư liệu khảo cổ học cho thấy,

9. Ủy ban Dân tộc và Miền Núi (2006), Điều tra cơ bản tình hình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc

biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ năm 2006, Đề tài cấp bộ do Cơ quan đặc trách công
tác Dân tộc ở Nam bộ, Cần Thơ.

10. Nguyễn Xuân Nghĩa (2003), Phật giáo tiểu thừa Khmer ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu

Long: chức năng xã hội truyền thống và động thái của xã hội, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, Hà Nội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.