PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 213

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

184

nhiều sách còn gọi nhóm này là Trưởng Lão bộ. Trong kỳ kết tập
Tam tang kinh điển lần III, hội đồng tham gia kết tập đã công nhận
giáo pháp gọi là Thuyết Trưởng Lão. Sau đó, người con trai của vua
Asoka (A Dục) là Mahinda đã đem cả ba tạng kinh đến Sri Lanka
để dịch sang tiếng Pàli, từ đó trở thành nguồn tạng kinh sử dụng của
Phật giáo Thèravađa cho đến ngày nay.

Trong quá trình phát triển, hệ phái Đại Chúng Bộ truyền về hướng

Bắc sang Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… được gọi
là Phật giáo Bắc tông (Mahayana) hoặc Phật giáo Bắc truyền. Phái
Thượng tọa bộ truyền về hướng Nam, phát triển xuống Sri Lanka
(Tích Lan), Myanmar (Miến Điện), Thái Lan, Campuchia, Lào,
Việt Nam nên được gọi là Phật giáo Nam tông hoặc Phật giáo Nam
truyền. Phật giáo Nam tông được đông đảo người dân ở Nam bộ -
Việt Nam; đặc biệt là tộc người Khmer đón nhận và trở thành tôn
giáo truyền thống chính thống trong cộng đồng người Khmer ở nơi
đây; do đó được gọi là Phật giáo Nam tông Kinh.

Quá trình du nhập Phật giáo Nam tông vào Việt Nam: Phật giáo

Nam tông được truyền vào các nước Đông Nam Á như: Sri Lanka,
Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Miền Nam Việt Nam
(trước đây là vùng đất Phù Nam) bằng hai con đường: đường thủy
thông qua việc buôn bán với thương gia Ấn Độ và đường bộ qua sự
giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực bán đảo Đông Dương.
Nhưng trước khi Phật giáo truyền vào cộng đồng người Khmer, chủ
yếu họ theo Bà-la-môn giáo hoặc các tín ngưỡng truyền thống như:
thờ các thần đất, thần nước, thần lửa, thần gió và thần Arặk, Nặk
Tà... Theo các tác giả: Trí Bửu (tr.14), Lê Đàn (tr. 27), Hòa thượng
Thích Thiện Tâm (tr. 486) và Phan Thuận (tr. 541) trong Kỷ yếu
Hội thảo khoa học “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” tổ chức tại
Kiên Giang do Viện nghiên Cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học
Việt Nam) - Học viện Phật giáo Nam tông Kinh (Giáo hội Phật
giáo Việt Nam) tổ chức vào ngày 11/6/2014 đều cho rằng: “Phật
giáo Nam tông có mặt ở Nam bộ - Việt Nam từ khoảng thế kỷ IV”.
Mặc
khác, chùa Tro Păng Veng ở xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, tỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.