KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG TÂY NAM BỘ THẾ KỶ XIX-XX
183
từ thế kỷ VI đến thế kỷ XVIII, vùng phía nam Trà Vinh, một trong
những điểm tụ cư lâu đời và đông đảo nhất của người Khmer là một
trong các trung tâm Phật giáo lớn thời bấy giờ. Sự tập trung các bức
tượng cổ nơi đây khiến ta suy nghĩ Phật giáo đã du nhập vào vùng
Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu bằng đường biển mà
các cửa sông Cổ Chiên, Định An, Trần Đề là những đường thâm
nhập thuận lợi nhất. Đồng thời, trong số 13 tượng Phật cổ được tìm
thấy nơi đây có 4 tượng liên hệ đến Lokecvara. Như vậy đã có thời
gian Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đã cùng tồn tại. Song từ
thế kỷ XIII trở đi, ảnh hưởng đến cách ứng xử của đồng bào Khmer
trong mọi mặt của đời sống hằng ngày rõ ràng là Phật giáo Nam
truyền.
Quá trình truyền thừa của Phật giáo: Cách đây hơn 2.500 năm
Phật lịch, thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Phật giáo vốn là một
thể thống nhất, không có sự phân chia hệ phái. Sau khi Đức Phật
Thích Ca nhập Niết bàn, các hàng đệ tử của Đức Phật tập trung
nhau lại đọc tụng kinh, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó mới
xuất hiện những quan điểm khác biệt về việc thực hành giới luật,
hình thành các bộ phái khác nhau. Việc giải thích khác nhau về
giáo lý cho thích hợp với tình hình của xã hội vào mỗi thời điểm là
chuyện tất yếu. Tuy vậy, bản thân giáo lý Phật giáo không hề có sự
phân chia tông phái.
Sự phân chia hệ phái trong Phật giáo bắt đầu xảy ra vào thời kỳ
kết tập Tam tang kinh điển lần II tổ chức tại thành Tỳ-xá-ly (khoảng
100 năm sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn). Lần phân chia
đầu tiên là do sự bất đồng về yêu cầu thay đổi 10 điều giới luật. Các
điều này tuy không phải là những thay đổi lớn lao, nhưng đủ để gây
ra sự tách biệt Tăng đoàn thành Đại Chúng bộ (Mahàsamghika),
mà đa số là các Tỳ kheo trẻ muốn thay đổi. Số còn lại bảo lưu các
giới luật nguyên thủy hình thành Thượng Tọa bộ (Thèravada). Các
cuộc phân phái về sau trở nên phức tạp và đa dạng hơn.
Thèravada còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy; thuật ngữ
“Thèravađa” còn có nghĩa là “lời dạy của bậc trưởng thượng”, do đó