PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
192
tại thế, Phật giáo vốn là một thể thống nhất, không có sự phân chia
hệ phái. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, các đệ tử Phật tập trung
nhau lại đọc tụng, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó mới xuất
hiện những quan điểm khác biệt về việc thực hành giới luật, hình
thành các bộ phái khác nhau. Việc giải thích khác nhau về giáo lý
cho thích hợp với tình hình của xã hội vào mỗi thời điểm là chuyện
tất yếu. Tuy vậy, bản thân giáo lý Phật giáo không hề có sự phân chia
tông phái.
Sự phân chia bộ phái trong Phật giáo bắt đầu xảy ra vào thời kỳ
kết tập kinh điển lần II tổ chức tại thành Tỳ-xá-ly (khoảng 100 năm
sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn). Lần phân chia đầu tiên là
do sự bất đồng về yêu cầu thay đổi 10 điều giới luật. Các điều này
tuy không phải là những thay đổi lớn lao, nhưng đủ để gây ra sự
tách biệt Tăng đoàn thành Đại chúng bộ (Mahàsamghika), mà đa số là
các Tỳ kheo trẻ muốn thay đổi. Số còn lại bảo lưu các giới luật nguyên
thủy hình thành Thượng tọa bộ (Theravada) hay còn gọi là Phật giáo
Nam tông.
Phật giáo Nam tông có điểm ưu việt của nó là truyền bá đến
quốc gia nào vẫn giữ được nét văn hóa Phật giáo đặc thù, mà những
truyền thống khác rất hiếm có. Hiện nay, Phật giáo Nam tông có mặt
ở những quốc gia: Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Việt Nam, Anh, Mỹ, Ý, Úc, Malaysia, Indonesia, Nepal, Ấn Độ v.v…
Điểm đáng nói là tính thống nhất trong truyền thống tu tập, chư
tăng tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng bản ngữ, tu hành y cứ theo
thánh điển Pali, tam y và bình bát là tài sản của bậc xuất gia, chỉ ăn
ngày một buổi, không ăn phi thời.
Phật giáo là một tôn giáo dạy cho con người làm lành lánh dữ, với
mục đích cao cả là giải thoát nhập Niết bàn, giúp con người được an
vui trong hiện tại, chấm dứt phiền não và được thuận duyên trong
cuộc sống. Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ lâu đời và bằng
nhiều con đường khác nhau. Ở nước ta Phật giáo có nhiều hệ phái
như: hệ phái Phật giáo Bắc tông (Mahayana), hệ phái Phật giáo
Nam tông (Theravada), hệ phái Phật giáo Khất sĩ... Trong hệ phái