KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG TÂY NAM BỘ THẾ KỶ XIX-XX
191
diện cho ba đời chư Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sanh, họ
luôn là người thầy mô phạm được tôn kính và tin tưởng. Sinh hoạt
văn hóa, lễ hội của đồng bào Khmer đều có sự tham dự, hướng dẫn
và chứng minh của các vị tu sĩ. Có thể nói, đời sống thường nhật của
đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer luôn gắn bó mật
thiết với nhau và không thể tách rời từ sinh ra cho đến hết đời.
Người Khmer theo Phật giáo Nam tông trước tín đồ tu sĩ là nhân
vật thiêng liêng, là người đại diện cho Đức Phật, người kết nối giữa
tín đồ và Đức Phật. Các vị tu sĩ được xã hội kính trọng như vậy cho
nên trong xã hội Khmer trước đây tu sĩ có phạm pháp chính quyền
cũng không được đụng tới, không được xử lý theo pháp luật như
người thường dân. Chỉ khi nào Hội đồng kỷ luật sư sãi của Giáo hội
Phật giáo khẳng định sai sót trong việc làm của vị tu sĩ đó và trục
xuất ra khỏi chùa, khi đó pháp luật mới được xử lý người phạm pháp
theo luật xử lý với người dân.
Do được đề cao, được xã hội kính trọng nên các vị tu sĩ Khmer
theo phái Nam tông phải tu hành theo giới luật nghiêm ngặt, thực
hiện nghiêm túc theo những quy định giới luật do Phật chế; lúc còn
tại thế như: Tu sĩ không được đi một mình với một người phụ nữ
trên quãng đường vắng chỉ có hai người trở lên; tu sĩ không được
ngồi chung chiếu với phụ nữ, không được ăn cơm, ăn đồ cúng sau
12 giờ trưa (quá ngọ)…
Đối với tín đồ, tu sĩ là một mẫu hình của chuẩn mực đạo đức
thực hành đạo hạnh của Đức Phật. Trong các chùa Khmer, tu sĩ
được phân công giữ gìn giới luật trong chùa. Vị nào vi phạm giới
luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với các hình thức khác nhau, vi phạm
nhẹ thì người vi phạm phải sám hối, vi phạm nặng sẽ bị xử phạt theo
luật nghi tăng sự, trục xuất ra khỏi sa môn…
Ngoài tu hành rèn luyện đạo hạnh, tu sĩ còn phải học tập thông
hiểu giáo lý, vị tu sĩ được kính trọng là vị tu sĩ tinh tiến trong tu học
thông hiểu giáo lý và có đạo hạnh trang nghiêm.
Tóm lại, cách đây hơn 2.500 năm, thời Đức Phật Thích Ca còn