PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 218

KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG TÂY NAM BỘ THẾ KỶ XIX-XX

189

vào chùa đi tu sẽ được các sư sãi khuyên dạy những điều hay lẽ phải
“lễ nghĩa”, dạy học chữ, viết chữ, dạy nhân cách làm người,... để khi
thanh thiếu niên đó trở về gia đình, hòa nhập vào cuộc sống đời
thường có được một kiến thức nhất định sẽ vững vàng hơn trong
cuộc sống. Qua nghiên cứu, chúng tôi khái quát những nét đặc trưng
của Phật giáo Nam tông Khmer được thể hiện trên các mặt như sau:

Trong thời gian tu học làm tu sĩ, đa số các vị được sự giúp đỡ về

mọi mặt vật chất lẫn tinh thần từ phía nhà chùa và các tín đồ đóng
góp. Trong suốt quá trình các vị sư tu học, trụ trì ở các chùa luôn
quan tâm giúp đỡ học tập Phật học và thế học, cưu mang, che chở,
giúp đỡ mọi thứ, cụ thể những năm gần đây HĐKSSYN các cấp
cũng đã giới thiệu cho tu sĩ Khmer đi học các nơi như: Trường Bổ
túc Văn hóa Pali trung cấp Nam bộ tại Sóc Trăng; Học viện Phật
giáo Nam tông ở thành phố Cần Thơ; các trường cao đẳng, đại
học ở trong nước và nước ngoài (chủ yếu là du học tại Thái Lan và
Myanmar).
Tuy nhiên, tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer không bị bắt
buộc là phải tu suốt đời mà có thể lựa chọn các hình thức như sau:

Tu suốt đời: có rất ít thanh niên Khmer nguyện đi tu và thực hành

theo giáo lý nhà Phật suốt đời. Đối với hình thức đi tu này, các vị sư
chỉ chú tâm học hành theo giáo lý nhà Phật như: học Kinh, Luận,
Giới, học tiếng Pali và học ngồi thiền Vipassana, bên cạnh đó là trau
dồi kiến thức liên quan đến việc tu học của mình. Trong tương lai,
các vị sẽ trở thành vị pháp sư, thiền sư chuyên đi thuyết pháp giảng
đạo, hoặc trở thành các vị thiền sư hướng dẫn Phật tử cách ngồi
thiền định Vipassana gọi là pháp hành.

Tu trả lễ: Hình thức đi tu gieo duyên này thường được tổ chức

vào dịp lễ Chôl Chnăm Thmây (tết cổ truyền đồng bào dân tộc
Khmer), hoặc lễ cầu an tại phum soc. Nhưng dù xuất gia trả lễ hay gieo
duyên từ một đến bảy ngày, vào dịp lễ nào thì cũng phải hoàn tục.

Tu báo hiếu: đây là một tập quán lâu đời, là truyền thống văn hóa

đặc trưng của người Khmer. Hình thức đi tu này vừa mang đậm tính
chất tôn giáo, nhưng đồng thời còn thể hiện lòng hiếu thảo của con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.