KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG TÂY NAM BỘ THẾ KỶ XIX-XX
187
hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một chỉnh thể văn
hóa tôn giáo - tộc người độc đáo và đặc sắc của người Khmer. Việc
đi tu để trả hiếu cũng là nét đẹp truyền thống và là giá trị đạo đức
nhân văn cao cả của người Khmer vẫn được duy trì.
Người Khmer vùng Tây Nam bộ quan niệm, bất cứ người con
trai nào cũng cần phải qua tu hành một thời gian. Quan niệm này ảnh
hưởng rất lớn tới người Khmer cũng như người theo Phật giáo Nam
tông ở các quốc gia khác.
Thanh niên Khmer cần phải vào chùa tu hành một thời gian để
trau dồi đạo đức, trang bị tri thức và học cách làm người vì người đã
tu hành ở chùa sẽ được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh
giá cao, dễ lập gia đình, dễ được tiếp nhận làm các công việc xã hội.
Về đời sống hằng ngày, Phật giáo Nam tông thực hành theo giới luật
Phật giáo Nguyên thủy, nên không ăn chay (dùng Tam tịnh nhục),
Phật giáo Bắc tông (dùng Ngũ tịnh nhục), các vị sư sống bằng sự
khất thực hằng ngày, sự dâng cúng vật thực mỗi ngày của tín đồ. Các
sư chỉ ăn hai bữa một ngày, điểm tâm ăn vào trời ló vạng buổi sáng
sớm và trước giờ Ngọ (sớm hơn 12 giờ trưa). Sau 12 giờ trưa cho
đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước, sữa,
trà, đường, trái cây ép, vắt, mật ong, nước mía…Sau một thời gian
tu học, họ hết căn duyên có thể xin hoàn tục theo truyền thống, lập
gia đình, phát triển kinh tế, tham gia các công việc xã hội nhưng khi
muốn, nếu còn căn duyên họ có thể tiếp tục xin vào chùa xuất gia
lần thứ hai vẫn được, nhưng phải được sự chấp thuận và đồng ý của
gia đình.
Đặc biệt, Phật giáo Nam tông Kinh không có phụ nữ tu hành ở
chùa, chỉ có tu nữ thọ bát quan trai giới hay thập giới. Tuy nhiên,
người phụ nữ Khmer lại được giáo dục tư tưởng và đạo đức Phật
giáo thông qua nếp sống của người đàn ông trong gia đình, thông
qua các lễ hội, các buổi thuyết giảng giáo lý và những nghi thức
truyền thống mang đậm nét Phật giáo của người Khmer như: Đại
lễ Phật đản; lễ Nhập hạ, lễ Xuất hạ, lễ Dâng y Kathina, tết Chôl
Chnăm Thmây, lễ Sene Đôlta, lễ hội Ok Om Bok, nghi thức dâng