PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 228

DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở PHƯƠNG NAM

199

khoảng 9.000 vị sư, tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh (thành phố) Đồng bằng
sông Cửu Long như: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau

1

. Theo Trần Thị Hoa

2

: “Trong

quá trình tồn tại, Phật giáo Nam tông Khmer đã diễn ra một số sự kiện
tiêu biểu như: Vào năm 1964, Phật giáo Khmer Nam bộ đã thành lập
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước khu Tây Nam bộ do Hòa thượng Thạch
Som làm Hội trưởng để chống lại sự hà khắc của chế độ cũ. Sau đó, các
hội này đã được thành lập và đi vào hoạt động tại các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long. Theo một số tư liệu nghiên cứu cho biết, Hội đoàn kết sư
sãi yêu nước đã là nơi quy tụ sư sãi, đồng bào, phật tử Khmer nêu cao
tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi độc lập dân tộc, chống lại mọi sự xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại vùng đất phương Nam Việt Nam.
Phật giáo Nam tông Khmer luôn sát cánh cùng cộng đồng các dân tộc
tại phương Nam bằng việc đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến
chống Mỹ cứu nước tiến tới thống nhất đất nước. Từ sau năm 1975,
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ nói chung và Hội đoàn kết
sư sãi yêu nước ở các tỉnh nói riêng vẫn tiếp tục hoạt động, tập hợp sư
sãi, đồng bào Phật tử tham gia khôi phục hậu quả chiến tranh, kiến
thiết và phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 1980, đại diện Hội đoàn
kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ đã tham gia Ban vận động thống nhất
Phật giáo trong cả nước bởi sự ủng hộ chủ trương chung của lãnh đạo
các tổ chức, hệ phái Phật giáo và thể theo ý nguyện của đông đảo Tăng
Ni, Phật tử trong cả nước. Đến tháng 11 năm 1981, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập Hội đoàn kết Sư sãi yêu
nước Tây Nam bộ (do Hòa thượng Dương Nhơn làm Trưởng đoàn) và
08 tổ chức, hệ phái Phật giáo
”. Và trong Lời nói đầu của Hiến chương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định sự kiện trên: “Sự thống
nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí
và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đồng thời vẫn tôn trọng

1. Sơn Chanh Đa (2013), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ phục

vụ cộng đồng, http://tapchidantoc.ubdt.gov.vn/2013-03-12/9636d5804edb999faa85ebaddb9ab336-ce-
ma.htm, truy cập ngày 27/11/2020.

2. Trần Thị Hoa (2015), Phật giáo Nam tông trong dòng chảy văn hóa Việt, in trong Kỷ yếu hội thảo

khoa học quốc tế Phật giáo vùng Mê–kông: Di sản và Văn hóa, NXB ĐHQG TP.HCM, Hồ Chí Minh, tr.
201–209.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.