PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
214
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÙNG
TÂY NAM BỘ
Tây Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm 13 tỉnh,
thành: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh
Long và thành phố Cần Thơ. Đây là vùng có thiên nhiên đa dạng, là
vùng đồng bằng trù phú, rộng lớn nhất ở Việt Nam. Nơi đây, trong
quá khứ, với không gian xã hội luôn thoáng mở, đã thu hút nhiều
cộng đồng đến lập nghiệp, và đã từng là địa bàn hội tụ, hòa nhập
nhiều nền văn hóa Đông – Tây, kim cổ. Tây Nam bộ có diện tích tự
nhiên gần 4 triệu ha, với hơn 18 triệu dân sinh sống, chiếm 19,8%
dân số cả nước. Tây Nam bộ là “địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống,
trong đó, người Kinh có dân số đông nhất, chiếm hơn 90% dân số, người
Hoa có khoảng 192.000 người (chiếm 1,1%), người Chăm có khoảng
15.000 người (chiếm 0,08%), người Khmer có khoảng 1,2 triệu người,
tập trung đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng (khoảng 400.000), Trà Vinh
(khoảng 320.000), Kiên Giang (khoảng 204.000), An Giang (khoảng
85.000), Bạc Liêu (khoảng 60.000), Cần Thơ (khoảng 39.000), Cà
Mau (khoảng 24.000), Vĩnh Long (khoảng 21.000)”.
1
Ngoài ra còn có
một số dân tộc khác với dân số khoảng 4.600 người (chiếm 0,02% so
với dân số toàn vùng).
Cộng đồng người Khmer có mặt ở vùng đất Tây Nam bộ từ rất
sớm. Thời sơ sử của người Khmer ở Tây Nam bộ vẫn chưa được
làm sáng tỏ lắm, do thiếu sự sưu tầm nghiên cứu và thiếu nhiều cứ
liệu, nhưng dẫu sao người ta cũng có thể hiểu được sự tồn tại của
người Khmer Tây Nam bộ đã từng sống ở đây lâu đời, qua các hiện
vật khảo cổ đã khai quật được ở Óc Eo và rải rác ở các tỉnh Tây
Nam bộ. Chẳng hạn, ngôi đền cổ ở ấp Lưu Cừ, xã Lưu Nghiệp Anh,
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; ngôi chùa cổ ở ấp Trà Kháo, xã Hòa
Ân, Cầu Kè, Trà Vinh; Linh Sơn Tự ở xã Vọng Thê có tượng Siva
bằng đá cao 5m và hai bia có chữ viết bằng ngôn ngữ Khmer có niên
1. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2014), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 66.