PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 244

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG

215

đại khoảng 1.800 năm. Các hiện vật phát hiện được ở các nơi trên
bao gồm nhiều dạng và được làm bằng sắt, đồng, đồng đen, đất sét,
xương thú hoặc đá như: búa, đục, bàn nạo, dao, đá mài, khuôn đúc,
lưỡi hái, con thoi, vòng đeo tai, đồ trang sức, mũi tên, lưỡi câu, kim,
chuỗi, miễng nồi, hủ, chén có hoa văn trang trí... Do tìm thấy những
hiện vật ấy, cho nên người ta có cơ sở để nhận định về đời sống của
người Khmer thời sơ sử, là sống định cư thành từng chòm xóm rải
rác trên khắp vùng đất Tây Nam bộ.

Có thể nói, “vùng Tây Nam bộ xưa kia, có nhiều kênh rạch, cù lao,

rừng rậm với muỗi mòng, kiến, mọt, rắn rết, đỉa, vắt tha hồ sinh sôi
nảy nở”.

2

Trước khi người Việt và người Hoa đến khai thác, nơi đây

vẫn còn là một vùng thiên nhiên hoang sơ đầy bí ẩn, với các bộ tộc
người Khmer sống rải rác tự cung tự cấp trên những giồng đất cao
bên cạnh các ngôi chùa. Khi người Việt và người Hoa đến, cùng
với người Khmer bản địa là những người đầu tiên khẩn hoang rừng
rậm, đào kênh thoát nước, vượt qua thử thách khắc nghiệt đẩy lùi
thiên nhiên hoang dã, đối phó với thú dữ, dịch bệnh... Đây là quá
trình mở rộng đất đai, xây dựng thôn ấp, phân chia địa phận và phân
chiếm ruộng đất. Chính quá trình lao động chinh phục thiên nhiên
đã tạo ra sự đồng cảm gắn bó giữa bốn tộc người Việt, Khmer, Hoa
và Chăm với nhau, hình thành một tình cảm ruột thịt, tình làng
nghĩa xóm, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Khi nghiên cứu về vùng môi sinh của các cư dân Khmer vùng

Tây Nam bộ, các nhà nghiên cứu đã chia vùng Tây Nam bộ thành
ba vùng môi sinh: vùng nội địa, vùng ven biển và vùng đồi núi Tây
Nam. Một là, vùng nội địa chính là “vùng cư trú và khai phá đầu tiên
của những lớp cư dân Khmer di cư đến đồng bằng sông Cửu Long vào
trước thế kỷ XVII, tức là trước khi có sự xuất hiện của các lớp cư dân
người Việt”.

3

Những làng Khmer ở vùng nội địa thường xây dựng

trên những giồng đất mà độ cao cách mặt đất ruộng không quá 5

2. Sơn Nam (1997), Cá tính miền Nam, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, tr. 11.
3. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm & Mạc Đường (1990), Văn hóa cư dân đồng bằng sông Cửu

Long, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 218.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.