PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 245

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

216

mét. Trong thời gian đầu, khi khai phá ruộng lúa và lập nên những
xóm làng đầu tiên gọi là Phum. Các phum phát triển và trở thành
những sóc. Hai là, vùng ven biển của người Khmer chủ yếu là những
nhóm nông dân có đời sống thấp nhất ở vùng Tây Nam bộ. Vùng
ven biển bao gồm vùng Trà Cú (Trà Vinh), vòng qua Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau. Ba là, vùng đồi núi Tây Nam bao gồm vùng Tứ giác
Long Xuyên, vùng Bảy Núi và các vùng dân cư dọc biên giới nước
bạn Campuchia thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Tại đây,
các phum sóc của người Khmer được xây dựng trên những sườn
đồi núi. Lịch sử tổ chức vùng đồi núi Tây Nam có độ dày thời gian
ít hơn vùng Khmer nội địa và vùng Khmer ven biển. Họ là những di
dân từ đất nước Campuchia đã đến sinh sống ở vùng này.

Qua nghiên cứu cũng cho thấy, lịch sử hình thành người Khmer

Tây Nam bộ và người Khmer ở Campuchia là hai tộc người hoàn
toàn khác nhau. Tiến sĩ Lý Theam Têng, nhà sử học và văn hóa
Campuchia đã khẳng định điều đó trong quyển Văn minh Ăngkor
xuất bản lần đầu ở Phnôm Pênh (Campuchia) vào năm 1960, và in
lại lần thứ hai vào năm 1969 dưới triều đại vua Norodom Sihanouk.
Theo sách đã dẫn thì tộc người Văhnum, Phnom hoặc Bnam
(người Khmer Tây Nam bộ) lập ra quốc gia Núi (Phù Nam) ở đồng
bằng sông Mê Kông vào những năm 40. Còn tộc người Khmer ở
Campuchia thì lập quốc ở địa bàn Trung Hạ Lào (Chân Lạp) cũng
có cùng niên đại tương đương. Vì vậy, cả hai tộc người này không có
quan hệ huyết thống, không có cùng chung bộ tộc.

Nhờ nhận thức được lịch sử hình thành dân tộc, cho nên, dù

có khác nhau về điều kiện địa lý, lịch sử và nguồn gốc chủng tộc,
nhưng bốn dân tộc anh em: Việt, Khmer, Hoa và Chăm cùng cộng
cư trên vùng đất này đều có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết, đồng
cam cộng khổ, chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ quê hương.
Trong quá trình phát triển, bốn dân tộc anh em, từ mối quan hệ
láng giềng, hữu nghị đến mối quan hệ hôn nhân đã hun đúc nên
tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn,
giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng nhau về sinh hoạt,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.