PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 247

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

218

“Sakyamuni” trong tiếng Phạn. Chữ “Sakya”, dịch thành chữ “Thích
Ca”, là tên gọi của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. Chữ “Muni”, dịch
thành chữ “Mâu Ni”, nghĩa là giàu lòng nhân từ (Năng nhân), rất
giỏi chịu đựng (Năng nhẫn), biết cách nhường nhịn (Năng nhu).
Nói tóm lại, “Thích Ca Mâu Ni là vị thánh của dòng họ/bộ tộc Thích
Ca”.

5

Trở lại lịch sử hình thành Phật giáo Nam tông, chữ Theravada

có nghĩa là “Lời dạy của các bậc trưởng thượng”, do đó nhiều sách
còn gọi phái này là Trưởng Lão bộ. Các bộ kinh chính của Theravada
Trường bộ kinh (Dighanikaya) gồm các bài thuyết pháp dài của
Phật, Trung bộ kinh (Majiima nikaya) gồm tất cả các bài thuyết
pháp trung bình của Phật, Tương ứng kinh (Samyutta nikaya) gồm
các bài xếp theo đề tài, Tăng bộ kinh (Anguttara nikaya) gồm các bài
xếp theo từng phép và Tiểu bộ kinh (Khudaka nikaya) gồm bài kinh
xưa nhất.

Phật giáo Nam tông được truyền vào vùng đất Tây Nam bộ không

phải trực tiếp từ Ấn Độ mà chủ yếu gián tiếp qua Campuchia, một
phần từ Indonesia và Malaysia và được đông đảo người dân, đặc
biệt là cộng đồng người Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của
người Khmer. Phật giáo Nam tông đã có mặt ở vùng đất Tây Nam
bộ từ thế kỷ VI. Trải qua một quá trình lịch sử với nhiều biến động,
Phật giáo Nam tông đã thắng thế trước đạo Bà-la-môn vào thế kỷ
XII. Sự thắng thế của đạo Phật thể hiện qua cái chết của Kabil Ma
Harum – vị thần bốn mặt, biểu tượng của đạo Bà-la-môn già nua
đã tự cắt đầu, vì thua cuộc chàng thiếu niên Thômabal, thể hiện
cho Phật giáo trẻ trung. Thế nhưng, cũng phải đến thế kỷ XIX, Phật
giáo Nam tông mới ăn sâu vào đời sống của đại bộ phận phum sóc
của người Khmer. Từ đó, Phật giáo Nam tông đã có ảnh hưởng to
lớn đến đời sống tinh thần của cộng đồng người Khmer và một bộ
phận người Kinh, người Hoa ở Tây Nam bộ, và đã bản địa hóa; đồng
thời dung nạp một số yếu tố của các tôn giáo khác du nhập từ nước
ngoài. Những học thuyết có tính chất tư biện, các tín điều khô khan,

5. Lê Gia Hân (2011), Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số

07, tr. 75.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.