PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
220
Đối với cộng đồng người Khmer, mỗi người từ nhỏ cho đến lớn,
từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi đều gắn bó với Phật giáo, với ngôi
chùa. Mặc dù là một tôn giáo lớn trong đời sống tinh thần nhưng
khi được hỏi về tôn giáo mà mình tu hành thì đa phần người Khmer
đều trở lời một cách giản dị, đó là họ theo đạo Phật, mà đạo Phật ở
đây chính là Phật giáo Nam tông Khmer. Đối với người Khmer, khi
bắt đầu cất tiếng khóc chào đời đã được đưa vào chùa ghi sổ đặt tên.
Khi lập gia đình thì phải vào chùa làm lễ “Choong đay” (buộc chỉ
cổ tay) và khi chết, hỏa táng đều trong chùa. Với người Khmer, “ngôi
chùa như một đại gia đình của họ. Mới mở mắt chào đời đã thấy ngôi
chùa cong vút niềm tự hào và khi nhắm mắt xuôi tay họ cũng chỉ mong
muốn được gửi hồn nơi cửa Phật. Đến chùa, họ không chỉ để vui với lễ
hội mà còn để học chữ, học văn hóa, học làm người”.
6
Đây là một ưu
điểm lớn nhất của Phật giáo Nam tông Khmer, bởi vì khi con người
ta muốn tu tập theo giáo lý của nhà Phật thì cánh cửa chùa mở rộng
đón họ vào, khi người ta đã cảm thấy có được cái mình muốn có thì
cánh cửa chùa cũng không khóa chặt nhốt họ bên trong. Có thể nói,
Phật giáo Nam tông đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đời
sống tinh thần của cộng đồng người Khmer. Hầu hết các sinh hoạt
tâm linh, sinh hoạt văn hóa đều xuất phát từ giáo lý, sự tích, những
câu chuyện răn dạy làm người của Đức Phật.
Do Phật giáo Nam tông có đặc điểm phù hợp với đạo đức, tâm lý,
nếp sống, nếp nghĩ của người Khmer nên cộng đồng người Khmer
xem triết lý của Đức Phật như triết lý sống của chính mình. Theo
đó, lấy nhân nghĩa làm nền tảng đạo đức, lấy tình thương xóa bỏ hận
thù, lấy cuộc sống giản dị, chân chính, đoàn kết, bình đẳng, bác ái
làm lẽ sống, lấy tinh thần dân chủ, công bằng làm chuẩn mực trong
sinh hoạt cuộc sống, lấy con đường trung dung làm cơ sở hành
động. Theo giáo lý của Đức Phật, người Khmer thường nghĩ về hậu
lai, làm sao tích được nhiều phước đức để sau khi chết linh hồn
được thảnh thơi nơi cõi Niết bàn. Cũng chính vì vậy, người Khmer
6. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm thông tin Sài Gòn (2005), Tây Nam Bộ tiến vào thế kỷ XXI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 315.