VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG
221
quan niệm đi chùa làm phước cũng như làm ruộng, làm phước được
phước nhiều, làm ít được phước ít, không làm không có phước,
làm ác sẽ bị trừng phạt theo luật nhân quả. Cũng giống như người
Khmer ở Campuchia, người Khmer ở Tây Nam bộ theo Phật giáo Nam
tông “không màng lắm chuyện làm giàu; làm được nhiều của cải, đem cúng
vào chùa càng nhiêu bao nhiêu càng tích được phúc dầy bấy nhiêu”.
7
Thứ ba, giáo lý, tín điều của Phật giáo Nam tông đã trở thành mục
đích sống của cộng đồng người Khmer
Sở dĩ cộng đồng người Khmer theo Phật giáo Nam tông vì tôn
giáo này có hệ thống giáo lý, tín điều rất gần gũi với quan điểm nhân
văn, thậm chí là cơ sở để củng cố khối đoàn kết cộng đồng. Ngoài
bổn đạo, các vị Đại đức, Sư cả, ông Lục cũng như Phật tử đều có
sự quan tâm đến phần đời, chăm lo cho “con sóc”, chống lại những
cái phản nhân văn. Đối với người Khmer, họ quan niệm rằng dù
vô chùa tu hay tu tại nhà thì người Khmer cũng đều là con Phật.
Mục đích cuối cùng của người Khmer không phải tu là để trở thành
Phật mà tu để làm người có nhân cách, có phẩm chất và đạo đức
tốt. Cho nên, dù là sư sãi ở chùa hay người dân tại thế đều phải rèn
luyện theo đạo pháp: thọ giới, bố thí, niệm. Vì thế, người Khmer rất
chú trọng đến tục đi tu. Trong sách dạy làm người của cộng đồng
người Khmer có câu: “Rneak min ba buos tuk, chia tôs knong samay”
– nghĩa là người không được tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi
trong đời sống. Chỉ bằng một câu viết trong sách, rồi sau đó truyền
miệng đã có sức mạnh định hướng cho cuộc sống người Khmer.
Theo cộng đồng người Khmer thì truyền thống xuất gia niên thiếu
đã trở thành tập tục của họ, bất cứ người con trai Khmer nào cũng
cần phải tu hành một thời gian để trau dồi đạo đức, trang bị tri thức
và cách sống làm người. Theo họ, người Khmer nào đã tu hành ở
chùa sẽ được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh giá cao,
dễ lập gia đình và dễ tiếp nhận các công việc xã hội. Đây là một
truyền thống tu báo hiếu, giáo dục đạo đức làm người đáng quý
trong cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer. Mọi người nghĩ rằng,
7. Trương Sỹ Hùng (2003), Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr. 211.