PH
ẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
xxiv
Tập trung vào “Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam: Quá trình
du nhập và phát triển”, ĐĐ.ThS. Định Phúc trình bày diện mạo của
hệ phái này trong 80 năm hình thành, phát triển tại miền Nam, góp
phần làm tốt đạo đẹp đời.
Như tên gọi của bài viết “Khái lược lịch sử Phật giáo Nam tông
Kinh Việt Nam”, TT.ThS. Thích Giác Trí đã trình bày khái lược về bối
cảnh và sự hình thành Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam dưới sự
ảnh hưởng của phong trào chấn hưng Phật giáo.
Bài viết “Trí thức Nam bộ bước đầu truyền bá Phật giáo Nam tông
vào vùng đất Sài Gòn - Gia Định” của ThS. Đỗ Cao Phúc
đề cập sự
đóng góp của tầng lớp trí thức Nam bộ trong việc vận động, xây
dựng, phát triển Phật giáo Nam tông từ Campuchia về Việt Nam.
Giới hạn đề tài vào “Hệ thống tổ chức Phật giáo Nguyên thủy Việt
Nam 1938 – 1963”, bài viết của ThS. Nguyễn Ngọc Hùng và TS.
Nguyễn Thị Thanh Mai trình bày sự đóng góp của tổ chức trong
Ủy Ban liên phái bảo vệ Phật giáo, cũng như cùng với Tổng hội
Phật giáo thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vào
năm 1964.
Xoay quanh giai đoạn “Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam trong
cuộc vận động Phật giáo năm 1963”, ThS. Nguyễn Ngọc Hùng và TS.
Nguyễn Thị Thanh Mai khái quát vai trò và sự đóng góp của hệ phái
Phật giáo này trong pháp nạn Phật giáo tại miền Nam.
Như tựa đề bài viết “Đạo đức Phật giáo Nam tông trong đời sống
văn hóa tinh thần người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”,
ĐĐ.TS. Thích Huệ Đạo trình bày các nội dung cơ bản của đạo đức
Phật giáo và những đóng góp to lớn trong việc làm phong phú đời
sống văn hoá tinh thần của người Khmer tại Nam bộ.
Bài viết “Các chùa cổ thuộc Phật giáo Nam tông ở đồng bằng sông
Cửu Long trong đời sống cộng đồng” của ThS. Võ Thị Ánh Tuyết &
TS. Đào Vĩnh Hợp giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của
chùa Kleang (Sóc Trăng), chùa Âng (Trà Vinh), chùa Tổng Quản
(Kiên Giang), chùa Xà Tón (An Giang) và chùa Xiêm Cán (Bạc