ĐỀ DẪN
xxv
Liêu) và vai trò quan trọng của Phật giáo đối với sự phát triển văn
hóa, xã hội trong cộng đồng.
Nghiên cứu mối “Quan hệ Phật giáo giữa Việt Nam và Campuchia”,
SC.TS. Thích Nữ Mỹ Thúy khẳng định đây là mối quan hệ lâu đời từ
ngôn ngữ, văn hóa dân tộc đến tín ngưỡng Phật, ảnh hưởng đến đời
sống tinh thần của nhân dân hai nước trong thế kỷ XX.
TS. Võ Minh Tuấn qua bài viết “Phật giáo Nam tông Khmer:
Truyền thừa và biến đổi” cho rằng
quá trình truyền thừa và phát triển
của trường phái này trong vùng đất Nam bộ đã góp phần làm phong
phú diện mạo văn hóa, tôn giáo và dân tộc tại miền Nam Việt Nam.
Giới hạn trong giai đoạn “Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây
Nam bộ thế kỷ XIX-XX”, TT.TS. Lý Hùng, Ủy viên Hội đồng Trị sự,
Phó trưởng Ban Pháp chế GHPGVN, chứng minh qua hai nghìn
năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm cùng
lịch sử dân tộc, đồng hành, gắn bó với truyền thống dân tộc trong
sự nghiệp nhập thế tích cực, ích đạo lợi đời.
Kêu gọi “Di sản văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer ở phương
Nam - những giá trị tiêu biểu cần bảo vệ và phát huy”, ThS. Lưu Ngọc
Thành cho rằng Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ ở
những vùng đất phương Nam, tạo nên các giá trị lịch sử trong hệ
thống di sản văn hóa cần phải được bảo vệ và phát huy.
Khẳng định “Vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời sống tinh
thần của cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam bộ”, ThS. Nguyễn
Ngọc Trinh và Phạm Ngọc Hòa chứng minh rằng ngôn ngữ, tôn
giáo, văn hóa của cộng đồng Khmer chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ
Phật giáo Nam tông.
Tập trung vào “Vai trò Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam bộ”,
TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó trưởng Ban Tôn giáo, Ủy ban trung
ương MTTQVN, phân vai trò của Phật giáo Nam tông đối với đời
sống vật chất và tinh thần của người Khmer, đồng thời kêu gọi bảo
tồn, phát huy các giá trị của Phật giáo Nam tông Khmer trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.