PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
xxvi
“Tinh thần ‘hộ quốc, an dân’ của Phật giáo Nam tông Khmer
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ” của TS. Bùi Thị Ánh Vân đã
liệt dẫn những bằng chứng về đóng góp to lớn của cộng đồng Phật
giáo Khmer trong chính sách “hộ quốc, an ninh” của Phật giáo Việt
Nam, góp phần tạo nên thống nhất đất nước.
Xác định “Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer trong việc
bảo vệ quốc phòng, an ninh ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Võ
Quang Vinh cho thấy lòng tự hào về yêu quê hương, tinh thần đoàn
kết dân tộc đã góp phần phát huy sức mạnh của tăng đoàn Khmer trong
việc bảo vệ quốc phòng, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Từ thực tiễn đóng góp “Phật giáo Nam tông Khmer góp phần thực
hiện an sinh xã hội ở Tây Nam bộ hiện nay”, TS. Đỗ Thu Hường khẳng
định vai trò của Phật giáo trong phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu vào “Chùa Khmer ở Nam bộ”, Bùi
Ngọc Quỳnh Như chứng minh chùa trong phum sóc là trung tâm
văn hóa, tôn giáo và giáo dục của cộng đồng Khmer, thể hiện nét
độc đáo trong kiến trúc và mỹ thuật.
TT. Sơn Ngọc Huynh, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, qua bài “Sự hình thành các
chùa Khmer tỉnh Vĩnh Long” giới thiệu các đóng góp của 13 chùa Khmer
tại tỉnh này từ thời điểm hình thành cho đến thời điểm hiện nay.
Qua bài viết “Đặc trưng và giá trị kinh lá buông của Phật giáo
Nam tông Khmer Nam bộ”, ĐĐ.ThS. Thiên Giả đánh giá giá trị thực
tiễn của kinh lá buông đối với đời sống tinh thần của người Khmer
trong sứ mệnh giáo dục chân lý và đạo đức của đức Phật.
Như tựa của bài viết “Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh:
Tầm quan trọng của lớp học Pali-Khmer”, Nguyễn Thanh Giảng khái quát
nền giáo dục Pali-Khmer ở Trà Vinh, trong sự nghiệp bảo tồn tiếng nói
và chữ viết Khmer và ngôn ngữ Pali cho nhiều thế hệ tương lai.
Xuất phát từ chuyến nghiên cứu điền dã “Phật giáo Nam tông
Khmer tại Lộc Ninh”, TS. Phan Anh Tú giới thiệu cuộc hành trình