TINH THẦN “HỘ QUỐC, AN DÂN” CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER
247
vụ quân sự. Năm 1966, 75 nhà sư bị bắt đưa về Trung tâm huấn
luyện quân sự Cần Thơ. “Các vị sư bị lột áo cà sa và mặc sắc phục
lính Ngụy. Nhiều vị sư phản đối không chịu, liền bị chúng đánh đập dã
man”.
12
Bất bình trước hành động vô nhân tính của chính quyền
Mỹ - Ngụy, nhân dân miền Nam đã xuống đường biểu tình. Ở Trà
Vinh, một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của hơn 20 nghìn
người đã chấn động dư luận xã hội, gây bất lợi cho chính quyền Sài
Gòn. Tại Cà Mau, Ban Quản trị chùa Cao Dân cùng các chư tăng,
Phật tử xã Tân Lộc, huyện Thới Bình đã duy trì được sự gắn bó mật
thiết với cách mạng. Cùng đồng hành với cuộc đấu tranh chống Mỹ
cứu nước, nhiều tăng sĩ đã trưởng thành và đóng vai trò quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, như nhà sư Hữu Nhem
13
.
Với uy tín có được với Phật tử và đồng bào Khmer, nhà sư đã đi đầu
trong hoạt động kêu gọi và động viên nhân dân dũng cảm đấu tranh
bảo vệ cuộc sống của chính mình và góp sức vào sự nghiệp chung
của dân tộc. Khi nhà chùa liên tục bị địch bắn phá, sư Hữu Nhem đã
mang đầu đạn đại bác của địch bắn vào chùa, bỏ vào ấm nước mang
tới tận dinh Tổng thống ngụy ở Sài Gòn nhằm tố cáo tội ác và đòi
chúng phải bồi thường. Đại đức rất tích cực trong nhiều hoạt động
dân vận, binh vận và tham gia tổ chức các cuộc biểu tình tố cáo và
phản đối tội ác của chính quyền Sài Gòn. Thắng lợi của các cuộc
đấu tranh đó đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong
trào chống Mỹ cứu nước ở đồng bào dân tộc phát triển mạnh mẽ.
Năm 1966, nhà sư Hữu Nhem đã hy sinh tại chùa Tam Hiệp (Watt
Sreiwansa) khi lo che chở cho mọi người vào hầm trú ẩn tránh bom
B52
14
. Ở Bạc Liêu, sư Tăng Nẹl chùa Đìa Chuối (Hòa Bình, Bạc
Liêu) được đánh giá rất tâm huyết, nhiệt tình với cách mạng. Để
12. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khơ me Nam Bộ (Những vấn đề nhìn lại), NXB Tôn giáo,
Hà Nội, tr. 75.
13. Cố Đại đức Hữu Nhem (1929-1966), người dân tộc Khmer, là Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam khu Tây Nam bộ. Nhà sư anh dũng hy sinh ngày 10/7/1966 trong trận
rải thảm bom bởi máy bay của địch ở chùa Tam Hiệp (xã Trần Hợi huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
14. Để thể hiện lòng biết ơn những công lao trong sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam cố
Đại đức Hữu Nhem, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau quyết định xây dựng Tháp cố Đại đức Hữu Nhem
tại chùa Cao Dân – năm 2003. Với ý nghĩa lịch sử đã ghi dấu và lưu lại, chùa Cao Dân được Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 2018.