PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 286

TINH THẦN “HỘ QUỐC, AN DÂN” CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER

257

với lực lượng dân vệ và bảo an người Việt, đội quân Khơ-me sơ-rây được
đánh giá là trụ cột của các đồn bốt bảo vệ ấp chiến lược. Do đó, phong
trào chống phá ấp chiến lược ở các tỉnh có đông đảo người Khmer còn
là phong trào chống lại lực lượng “Khơ-me sơ-rây” phản cách mạng.

Đánh giá cao vai trò của đồng bào Khmer đối với sự nghiệp cách

mạng, ngày 15/6/1961, Xứ ủy Nam bộ đã ra chỉ thị: “Tích cực đẩy
mạnh công tác vận động đồng bào Cao Đài, Hòa Hảo, Miên chống âm
mưu tái vũ trang tôn giáo và chia rẽ khối đoàn kết Miên-Việt của địch
”.

37

Ngày 18/7/1962, Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng Lê Duẩn gửi thư
cho Trung ương Cục miền Nam: “Chống lại ấp chiến lược của địch
là lực lượng của quần chúng, lực lượng chính trị và quân sự. Nếu không
lấy lực lượng quần chúng là chính để chống lại việc lập ấp chiến lược
của địch thì nhất định không thể phá được ấp chiến lược
”.

38

Tiếp đó,

tháng 7/1963, Trung ương Cục miền Nam ra “Nghị quyết về công
tác chống, phá khu ấp chiến lược, gom dân của địch
”, nêu rõ: “Kết hợp
chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và bên ngoài, bên trên và bên dưới, địa
phương này với địa phương khác
”.

39

Trung ương Cục miền Nam đã

quán triệt kịp thời những chủ trương và biện pháp chống, phá ấp
chiến lược của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng. Những văn
bản trên cho thấy sự chỉ đạo của Đảng và Xứ ủy Nam kỳ rất kịp thời
và đúng đắn về công tác dân vận, để tiến tới củng cố vững chắc mặt
trận đoàn kết trong phong trào phá ấp chiến lược của địch – mà các
sư sãi và phật tử Khmer đóng vai trò quan trọng. Sư cả Thạch Som -
Đại đức Sơn Vọng (1886 - 1963) trụ trì chùa Ô Mịt, được bầu làm
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của
miền Nam Việt Nam và Cố vấn Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Tây Nam bộ.

Chính sách “dồn dân lập ấp chiến lược” của địch đã làm hàng

37. Trịnh Nhu (2008), Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam (1954-1975),

NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 301.

38. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, NXB Sự thật, Hà Nội, tr. 67.
39. Đảng Cộng sản Việt nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 26 – 1965, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr. 876.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.