PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 297

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

268

được làm khá hoàn thiện vào giai đoạn sớm, đức Phật chỉ được
thể hiện hình dáng chứ chưa tạc rõ tay, chân, mặt và kiểu áo như
các tượng giai đoạn muộn. Về mặt kích thước pho tượng này cũng
nhỏ hơn các tượng được tạc giai đoạn muộn. Ký hiệu BTĐT.1246/
ĐM.365: 1800 ± 100 BP = 150 ± 150 AD = thế kỷ II – III AD.

4

Như vậy, Phật giáo Nam tông đã có mặt ở ĐBSCL những thế

kỷ đầu Công nguyên, và có ảnh hưởng rộng khắp vùng trong suốt
chiều dài lịch sử. Cho tới khoảng thế kỷ XIX đa số các phum (xóm),
sóc (nhiều xóm hợp thành) của người Khmer đều có chùa thờ Phật.
Theo Nguyễn Mạnh Cường trong Phật giáo Khmer Nam bộ: những
vấn đề nhìn lại, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long có 434 chùa Khmer
chiếm 3% trên tổng số ngôi chùa Phật giáo trong cả nước 14.012.
Trong khi đó tỷ lệ dân số Khmer là 1,3 triệu người chỉ chiếm 1,3%
so với dân số cả nước là 80 triệu người;

5

số lượng Phật tử người

Khmer có 986.831, có 8361 vị sư trong số 1.039.832 người.

6

Trong

đó, số lượng chùa và tu sĩ, Phật tử nhiều nhất là ở tỉnh Trà Vinh với
143 ngôi chùa Khmer

7

.

PGNTK đóng một vai trò rất lớn trong việc giáo dục hình thành

nhân cách, đạo đức, dân trí của cộng đồng dân tộc Khmer. Thông
qua triết lý mang tính nhân đạo và quan niệm nhân quả của đạo
Phật đã tác động sâu sắc đến từng thành viên trong gia đình, trong
cộng đồng dân tộc Khmer; làm cho mọi người muốn hướng thiện,
làm việc lành, tránh điều ác. Con người biết khiêm tốn, nhường
nhịn, tương trợ giúp đỡ nhau, làm cho cái tâm họ không bị vẫn đục
bởi tiền tài vật chất cám giỗ. Việc tu học theo PGNTK, việc hình
thành các trường chùa, đã góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng các

4. Nguyễn Quốc Mạnh (2009), Đồ gốm Óc Eo trong di chỉ cư trú khu di tích Gò Tháp (huyện Tháp

Mười – Đồng Tháp), Luận văn Thạc sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 90.

5. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khmer Nam Bộ (những vấn đề nhìn lại), Nxb. Tôn giáo,

tr. 63-64.

6. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khmer Nam Bộ (những vấn đề nhìn lại), Nxb. Tôn giáo,

tr. 215.

7. Trần Lưu (2020), Dấu xưa trên vùng đất Trà Vang, https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/dau-

xua-tren-vung-dat-tra-vang-841348.ldo, truy cập ngày 27/11/2020.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.