VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG VIỆC BẢO VỆ QUỐC PHÒNG
269
ngành nghề để có thể phục vụ cuộc sống đời thường. Ngoài việc
dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy các nghề phổ thông cho nhân dân,
Các chùa cũng là từng là nơi che dấu cán bộ cách mạng trong kháng
chiến đặc biệt thời Mỹ - Ngụy và giữ nhiều hiện vật quí giá như một
bảo tàng lịch sử.
Phật giáo đã đặt nền móng tâm linh vững chắc siêu thế gian cho
ai nấy lấy đó tạo dựng cuộc sống cho tâm hồn. Cũng từ đó, thần trí
hồn tính Việt Nam có được tri thức mới làm cho nó giàu có và sáng
giá hơn lên, tạo thành truyền thống tâm linh văn hóa cao ngời, rọi
sáng qua bao thế hệ cho tới ngày nay. Như vậy, từ ban sơ này, đạo
Phật đã nỗ lực cùng dân tộc kiến tạo nếp sống sáng ngời trí huệ,
giàu tình thương bất diệt, không phai qua hai ngàn năm nay.
8
Đạo
Phật nói chung và PGNTK nói riêng mang tính nhân văn, khuyến
thiện, trừ ác, nên có nội dung đã trở thành giá trị văn hóa đạo đức
tinh thần của cộng đồng lớn người dân. Đảng ta thừa nhận và khẳng
định “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo;
động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo,
tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
9
2. THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG
KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
2.1. Vai trò của tu sĩ Phật giáo
Khái niệm tu sĩ trong bài nghiên cứu này được hiểu “Tu sĩ hay
nhà tu hành, thầy tu là người tu dưỡng tôn giáo khổ hạnh, sống một
mình hoặc với một nhóm các thầy tu khác trong tu viện. Thầy tu có thể
là người cống hiến cuộc đời mình để phụng sự chúng sinh hoặc là một
người tu hành khổ hạnh tránh xa trần thế để sống cuộc sống cầu nguyện
và chiêm nghiệm cuộc đời”.
10
Mỗi ngôi chùa trung bình có từ 15 đến 30 vị sư sãi, thậm chí
8. Trí Không (2012), Lược sử Phật giáo Vĩnh Long, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, tr. 16.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 245.
10. Lý Hùng (2020), Tóm tắt luận án tiến sĩ Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông trong đời sống xã hội
của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 8.