VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG VIỆC BẢO VỆ QUỐC PHÒNG
271
đạo Phật. Các công việc của gia đình cũng như sinh hoạt văn hóa, lễ
hội của cộng đồng đều có sự tham dự của các vị sư. Đại bộ phận các
ngôi chùa Khmer đã trở thành nơi hội tụ, điểm đến và là nơi sinh
hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã Khmer Việt Nam
14
.
Sư là hiện thân, hiện tiền của Phật, luôn được tôn trọng tuyệt đối
Sư là người thực hiện sứ mệnh hóa đạo
Sư là một mẫu hình chuẩn mực đạo đức thực hành đạo hạnh của
Đức Phật.
15
Trong PGNTK, mọi tu sĩ phải luôn đề cao chức năng giáo dục,
trong đó coi trọng việc giáo dục cho tín đồ Phật tử và con em trong
cộng đồng. Vì thế, người tu hành trong PGNTK chính là người thầy
thật sự. Vì vậy, các vị sư dạy học được cộng đồng kính trọng, cho
nên tiếng nói, ý kiến của các sư tăng về những công việc chung luôn
có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi thành viên Phum, sóc. Trong
chừng mực nào đó, các vị sư Khmer còn góp phần quan trọng vào
việc duy trì, phát triển các giá trị đạo đức xã hội tốt đẹp qua việc
lấy chính đạo hạnh và đức độ của mình trong cuộc sống làm gương
cho xã hội, mà trước hết trong cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL
16
.
Trong việc thực hành tôn giáo, tu sĩ là người “thay mặt Tam bảo”
chăm lo phần hồn cho các tín đồ Phật tử; trong hoạt động Phật
sự, xã hội là người điều hành nền hành chính đạo; trong hoạt động
truyền đạo thì họ đóng vai trò trụ cột để phát triển tín đồ. Hơn nữa,
họ là người đại diện cho từng chùa, từng phum, sóc nên thường
xuyên có mối quan hệ với cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và
các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Vì vậy, công tác vận
động quần chúng nói chung và công tácvận động tu sĩ PGNTK nói
14. Minh Nga (2010), Giới thiệu sơ lược về Phật giáo Nam tông Khmer, Nguồn: http://btgcp.gov.
vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1290/Gioi_thieu_so_luoc_ve_Phat_giao_Nam_tong_Khmer
15. Chơn Minh Lê Khắc Chiếu (2015), Khảo sát ảnh hưởng của Phật giáo ở lưu vực sông Mê Kông
và vùng châu thổ sông Cửu Long, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và
Phát triển”, Thành phố Hồ Chí Minh: NXB ĐHQG-HCM, tr. 260.
16. Lâm Thị Thanh Nga (2020). Vai trò của các vị sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống của
đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh, https://tcttv.travinh.gov.vn/mDefault.aspx?sid=1462&pageid=6915&-
catid=69621&id=608908&catname=ly-luan-thuc-trien&title=vai-tro-cua-cac-vi-su-sai-phat-giao-nam-
tong-khmer-trong-doi-song-cua-dong-bao-khmer-tinh-tra-vi, truy cập ngày 27/11/2020.