PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
270
có chùa có tới 100 vị sư sãi
11
. PGNTK thực hiện giới luật Phật
giáo Nguyên thủy, người phụ nữ không xuất gia đi tu, nên chỉ có
người nam đi tu và được gọi là tăng sĩ (sư). Tăng sĩ chia làm hai
bậc: Tì Khưu từ 20 tuổi trở lên, giữ 04 giới (sơl) và 227 điều cấm
(Sekhaboch); Sadi từ 19 tuổi trở xuống giữ 30 điều giới cấm. Đứng
đầu các vị sư trong chùa là Luk Krou (Sãi cả), là người có nhiều năm
tu hành, hiểu biết kinh Phật, có đức độ, uy tín. Sãi cả có trách nhiệm
điều hành các hoạt động tôn giáo và xã hội của nhà chùa.
12
“Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà
sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng
sinh, bởi vậy vị sư luôn là người thầy được tôn kính và tin tưởng”.
13
Theo
truyền thống từ xa xưa của người Khmer ở ĐBSCL, tuyệt đại bộ
phận người dân theo Phật giáo thuộc hệ phái Nam tông, do đó khi
nói đến dân số người Khmer ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc
có thể hiểu đó là số lượng Phật tử, tín đồ Phật giáo (trừ những vị sư
đang tu trong chùa được coi là nhà tu hành). Có thể nói, đời sống
thường nhật của đồng bào Khmer và PGNTK không thể tách rời.
Các vị sư đến chùa tu đều là con em của đồng bào dân tộc Khmer
phải tu hành theo giới luật nghiêm ngặt do Phật chế định khi còn
tại thế. Chùa là nơi tu học và tu hành của các vị sư sãi, là nơi tôn
nghiêm, ngưỡng vọng đạo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền
dạy cho Phật tử, nơi làm lễ của đồng bào, là nơi giáo dục đào tạo dạy
chữ, dạy nghề cho con em của đồng bào dân tộc, là trung tâm văn
hóa của dân tộc, là bảo tàng lưu giữ các hiện vật từ đồ thờ tế tự, điêu
khắc, trạm trổ, ghe ngo (để dùng đua trong các lễ hội dân gian)…
đồng thời cũng là nơi thờ cúng những người thân của đồng bào dân
tộc Khmer sau khi mất. Sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng Phum,
Sóc của người Khmer đa phần đều gắn với tín ngưỡng và triết lý của
11. Sa Oanh, Thạch Hồng (2016), Độc đáo các ngôi chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, https://
vovworld.vn/vi-VN/sac-mau-cac-dan-toc-viet-nam/doc-dao-cac-ngoi-chua-khmer-o-dong-bang-song-
cuu-long-405301.vov truy cập ngày 28/11/2020.
12. Nguyễn Hữu Dũng (2019), Phát huy vai trò đoàn kết, yêu nước của sư sãi Khmer trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí Dân vận, số 4/2019.
13. Trần Thị Hoa (2015), Phật giáo Nam tông trong dòng chảy văn hóa Việt, Phật giáo vùng Mê-
kông: Di sản và văn hóa, NXB ĐHQG-HCM, tr. 203.