PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
2
Từ đây, tín đồ, Phật tử hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh không ngừng
tăng lên, trong đó, có số tín đồ từ Campuchia trở về.
Từ khóa: Phật giáo Nam tông Kinh, Lê Văn Giảng, Phật giáo
Nguyên thủy, Bửu Quang.
***
1. NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội
Năm 1802 Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia
Long, mở đầu triều đại nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt
Nam. Triều Nguyễn xây dựng nhà nước tập quyền, chuyên chế, lấy
Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Như là một tất yếu, triều
Nguyễn có những chính sách ngăn cản sự phát triển của Phật giáo.
Triều Nguyễn thực hiện chính sách hạn chế và ngăn cản sự phát
triển của Phật giáo. Điều này được thể hiện trên các mặt như cấm
xây cất chùa mới, đúc chuông, tô tượng, hạn chế số Tăng, Ni đặt ra
nhiều luật lệ khắt khe đối với tăng lữ.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm chiếm và rồi đặt ách thống trị
trên toàn bộ đất nước ta (1885), Phật giáo cũng chịu chung số
phận, ngoài các chùa, đền bị trưng dụng, thực dân Pháp cho triệt
hạ các chùa như: Chùa Kim Chương, chùa Phật Lớn (Ông Phúc)
bị dỡ vào năm 1865… chùa Kim Tiên (Chợ Quán) bị dỡ vào năm
1863… Từ năm 1861 đến 1865, Pháp triệt hạ các chùa lớn, chỉ còn
lại các chùa trong ngõ hẻm.
Chính sách tôn giáo của thực dân Pháp làm cho Phật giáo Việt
Nam suy yếu, uy tín và ảnh hưởng Phật giáo đối với dân chúng sút
giảm. Giáo lý, kinh sách thất truyền, Tăng Ni tu hành sa sút, chỉ
biết rút mình vào kinh kệ, không am tường giáo lý, lối sống thế tục,
đượm vẻ bi quan, yếm thế. Chùa trở thành nơi cúng bái, hành nghề mê
tín dị đoan, luyện bùa ngãi, lên đồng bà cốt… xuất hiện khắp nơi.
Bối cảnh chính trị xã hội trên đã tác động mạnh đến nhiều nhân
sĩ trí thức Phật giáo yêu nước và cao tăng muốn chấn hưng, phát