PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
288
tối thiểu và giảm nghèo, nhóm chính sách bảo hiểm xã hội, nhóm
chính sách trợ giúp xã hội, nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản
nhằm tăng cường cho người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ cơ bản
ở mức tối thiểu, bao gồm giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối
thiểu, nước sạch và thông tin truyền thông.
2. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở TÂY NAM BỘ
Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Tây Nam bộ từ rất sớm (vào
khoảng thế kỷ IV). Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các
phum (xóm), sóc (nhiều xóm hợp thành) của người Khmer đều có
chùa thờ Phật. Nếu như vào năm 2010, Phật giáo Nam tông Khmer
đã có 452 ngôi chùa với 8.574 vị sư (=19,3% tổng số sư trong cả
nước (Giáo hội Phật giáo Việt Nam 2010), tập trung chủ yếu ở 9
tỉnh thành như: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, thì tính đến nay Phật giáo
Nam tông Khmer đã Phật giáo Nam tông Khmer hiện có khoảng
1,5 triệu tín đồ, gần 10 nghìn vị sư (chiếm khoảng 25% tổng số
người tu hành theo Phật giáo trong cả nước), các tín đồ sinh hoạt
tại 454 ngôi chùa
1
. Điều này cho thấy rằng, Phật giáo Nam tông
Khmer đã có sức ảnh hưởng sâu đậm đối với đời sống của người
Khmer nói riêng và đối với sự ổn định, phát triển của khu vực Tây
Nam bộ nói chung.
3. VAI PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG
CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG THỰC HIỆN AN
SINH XÃ HỘI Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
Phật giáo Nam tông Khmer luôn gắn bó với quá trình phát triển
vùng đất Tây Nam bộ. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế
hiện nay Tây Nam bộ cũng đang đứng trước những thách như vấn
đề đói nghèo, việc làm. Trong bối cảnh đó Phật giáo Nam tông
Khmer tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó,
sẻ chia trách nhiệm với xã hội tích cực hưởng ứng và tham gia các
1. http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1290/Gioi_thieu_so_luoc_ve_Phat_
giao_Nam_tong_Khmer truy cập 20h ngày 19/11/2019.