SỰ HÌNH THÀNH CÁC CHÙA KHMER TỈNH VĨNH LONG
337
đã sang Campuchia yết kiến nhà vua xin tên Pali cho chùa Ô Tà
Cuôn. Nhà vua cho tên mới là Aṅguli Rājā Sirī Uttama cho chùa
Phù Ly I, và Kompong Rājapupphā cho chùa Phù Ly II. Còn cái tên
Phù Ly I, Phù Ly II là tên địa danh ấp đó nên người Việt lấy tên địa
danh làm tên chùa cho dễ nhớ. Từ đó đến hôm nay, tên chùa Phù
Ly I và chùa Phù Ly II vẫn được Phật tử biết đến với tên gọi như
thế nhưng niên đại lịch sử thành lập của hai chùa Phù Ly đều giống
nhau là năm 1672 vì cả hai đều vốn xuất thân từ một chùa là chùa
Ô Tà Cuôn.
Chùa Tòa Sen
Chùa Tòa Sen
(Sở Văn hóa Thông tin Bảo tàng Vĩnh Long 2004)
có tên Pali là Sirīsaddhārāma, nghĩa là hào quang, vẻ đẹp của đức
tin. Tên tiếng Khmer là Tà Sen, từ “tà” nghĩa là “quý ông, đàn ông”,
từ “sen” nghĩa là cúng kiếng để cầu nguyện điều gì đó. Tương truyền
rằng đất cất chùa là vùng đất linh thiêng, các ông thường đến đây
cúng kiếng vang váy khi có sự cố gì xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy
khi chùa được thành lập trên khu đất này, bà con địa phương gọi là
Wat Tà Sen. Cũng từ âm “Tà Sen” trong tên Khmer, người Việt đã
gọi trại thành Tòa Sen. Nên tên Việt của chùa là chùa Tòa Sen. Bên
cạnh đó, cái tên chùa Tòa Sen lại trùng hợp với phong cảnh của chùa
có nhiều hoa sen. Bởi xung quanh chùa có nhiều đầm sen mọc thiên
nhiên và tỏa hương thơm khắp cả xóm làng nên người Việt gọi tên
chùa Tòa Sen với ý nghĩ là chùa có nhiều hoa sen mà gần như quên
đi nguồn gốc ban đầu là bị gọi trại âm từ chữ “Tà Sen”. Tuy nhiên
trước đây chùa Tòa Sen có tên Khmer khác nữa là Wat Chắc Bai, từ
“Chắc Bai” nghĩa là “đổ cơm”. Sở dĩ có tên chùa Chắc Bai (đổ cơm)
là vì đây là khu đất mà người dân trong phum srok thường đem cơm
cặn cơm thừa đổ ở đây cho các loài chim cò ăn nên khi chùa được
dựng lên ở vùng này, người dân gọi theo hình ảnh quen thuộc của
họ cho dễ nhớ là Wat Chắc Bai (chùa Đổ Cơm). Chùa Tòa Sen là
cơ sở cách mạng, là nơi hội họp mít-tinh và là nơi nuôi cán bộ cách
mạng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nên thủ tướng Võ Văn
Kiệt tặng cho Ngài hòa thượng trụ trì Thạch Rền (1945 – 1954)