ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ KINH LÁ BUÔNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER NAM BỘ
349
Như đã thành lệ, bất cứ người con trai Khmer nào cũng phải vào
chùa tu học một thời gian nhất định. Việc vào chùa tu học của nam
giới ở lứa tuổi vị thành niên không phải là học chữ mà cái chính là
để học làm người, để rèn luyện xây dựng nhân cách đạo đức con
người theo tinh thần giáo lý đạo Phật. Mẫu hình ấy là con người có
đạo đức hướng thượng, tránh xa những dục vọng tầm thường về vật
chất, về sắc dục, về sự ham hố quyền lực dẫn đến sự than hóa, chém
giết, sát phạt nhau làm cho xã hội bất ổn định. Việc tu học tại chùa
giỏi hay dốt, nhanh hay chậm đều có quan hệ đến phẩm giá và địa
vị xã hội của cá nhân người đó. Ai không vào chùa tu học sẽ bị mọi
người khinh thường, và ngược lại nếu tu, học càng lâu thì càng được
người đời coi trọng kính nể.
Các bé trai dân tộc Khmer đến 7 tuổi được cha mẹ đưa đến chùa
cho học chữ, học vần. Chương trình học cho học sinh từ 7 đến hết
9 tuổi: Buổi học đầu tiên các vị Sư dạy cho học trò mới những con
chữ đầu tiên là chữ “Nhớ Ơn Phật” và cầu xin đức Phật ban phúc
cho học hành mau tấn tới.
Tiếp theo là học 33 phụ âm chính- học các nét chữ nhớ ơn cha mẹ.
Và sau đó là học ghép vần- ghép nguyên âm với phụ âm (gọi là Pro-
kop). Học ghép vần xong thì tập viết (cả chữ thường và chữ hoa) ...
Học sinh học đọc, học viết xong thì đến phần học ngâm thơ.
Học sinh Khmer phải học ngâm các bài thơ trong các Sa-tra-bắp từ
dễ đến khó.
Học từ Chơ-bắp-krom-Luật dạy về đức hạnh, những quy định về
cách đối xử trong đời.
Học những bài học đạo đức bằng văn vần ngắn gọn là Mê-Sút tức
là những bài học thuộc lòng.
Từ năm lên 10 tuổi: Học trò được tiếp tục học các Sa-ra-chơ-bắp
khác như:
Chi bắp Pơ-Ros: Lời dạy về đức hạnh cho nam giới.
Chơ-bắp Sơ Rây: Lời dạy về đức hạnh cho nữ giới