PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
352
trọng của cuộc lễ hoặc theo sự thỉnh cầu của chủ lễ buổi thuyết
pháp có từ 2 vị trở lên, nhưng bắt buộc phải sử dụng các nội dung
trong tập Kinh sách lá buông để hỏi và trả lời. Tín đồ Phật giáo
Nam tông Khmer tin rằng những gì viết trong lá Buông chính là lời
dạy của đức Phật, hoặc là các vị sư có đạo hạnh cao hay những vị tổ
tiên truyền lại. Do đó Kinh Lá Buông trước đây thường xuyên được
sử dụng để thuyết pháp trong các lễ lớn tại chùa như Chol thnam
thmay, Dolta, Dâng Y Kathina, hoặc các lễ do tín đồ tổ chức tại gia
như lễ an vị Phật, lễ tang.
Ngoài ra trong bộ Satra-tes còn có hướng dẫn phương pháp tu
thiền đặc trung của Phật giáo Nam tông Khmer tại Nam bộ. Phương
pháp tu thiền này trước đây chúng ta có nghe qua với cái tên gọi là
“đi thiếp”.
Nguồn gốc của phương pháp tham thiền của người Khmer do
phái Du-già (yoga) ở Ấn Độ phát minh hơn 4000 năm nay. Do ảnh
hưởng của Ấn Độ nên các sư và tín đồ Phật tử Khmer vẫn còn sử
dụng lối hành thiền này, phương thức và phương pháp lối hành
thiền này được ghi lại trên Kinh Lá Buông vì thế tu sĩ thừa hành
Phật Pháp phải biết tham thiền, nhưng có thực hành hay không
là do ý muốn của họ, không bị bắt buộc, thường tổ chức tại chùa.
Hàng năm những người muốn tu thiền-thường là ông già, bà lão-
làm một cái lều nhỏ, gọi là “Top” khiêng tới đựng trong vườn chùa,
xin tu. Đến giờ thiền, thì tu sĩ vào cốc ngồi đóng cửa lại, cấm không
cho thân nhân quấy rầy. Đối với quý vị Sư trong chùa cũng vậy nếu
không cất cốc thì ngồi trong mùng, phía sau bàn Phật trên Chánh điện.
Tùy theo trình độ của mỗi người mà các sư sãi cho họ cầu nguyện
một trong trong 10 Phật tánh. Cụ thể là:
1. Đấng trọn lành;
2. Chánh biến tri
3. Minh hạnh túc
4. Thiện hệ
5. Thế gian giải