ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ KINH LÁ BUÔNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER NAM BỘ
353
6. Vô thượng sĩ
7. Điều ngự trượng phu
8. Thiên nhân sư
9. Phật
10. Thế Tôn
Hoặc là:
Thấy được tiền kiếp của mình xem là người thế nào, giàu sang,
nghèo khổ hay thú vật đầu thai.
Biết rõ công ơn của cha mẹ đã sanh đẻ, nuôi dưỡng mình như
thế nào.
Thấu hiểu cái vô ngã của con người, sự khổ não của chúng sanh
và tìm con đường giải thoát.
Không phân biệt Tu sĩ hay Cư sĩ, đàn ông hay đàn bà, lớn hay
nhỏ tuổi, người nào cũng tu thiền được. Nếu là người ngoài đời thì
trước khi hành pháp phải quy y Ngũ giới và thọ bát quan trai giới.
Thời gian tu thiền không bó buộc. Tùy theo tình trạng của tu sĩ,
có thể tu ít nhất là một tuần lễ hoặc tu suốt đời.
Giờ khắc tu thiền cũng tùy theo phương tiện và tình trạng của tu
sĩ, có thể tu ban ngày và ban đêm, nhưng ít lắm cũng phải tu ban đêm.
Người nào hành pháp càng nhiều thì giờ thì càng chóng có kết quả.
Trước khi bắt đầu ngồi thiền, tu sĩ phải theo lời chỉ dạy của ông
thầy gọi là Lục Kru hoặc là Úp-Pa-Cha. Ông thầy đã tu thiền nhiều
năm biết cách điều khiển dẫn đắt, giúp đỡ người tu. Gặp thầy khả
năng yếu kém, tu sĩ có thể bị điên thình lình. Thầy chỉ cách cho tu
sĩ ngồi kiết già, hoặc ngồi xếp bằng tròn, hay tay để trên đầu gối,
lưng thẳng, mắt hí hí nhìn xuống bụng, thở đều hơi và miệng đọc
kinh. Trong lúc ấy, trí óc hướng về mục đích của mình nguyện được
thấy. Tùy theo tính tình của tu sĩ, ông thầy dạy cách tđiều khiển tư
tưởng. Người có tính nóng nảy, thiếu nhận xét, người lẳng lơ, người
ngu khờ, người dễ tin, người thông minh... phải theo những phương
pháp khác nhau.