PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 405

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

376

Sanuol, tỉnh Kratie và huyện Mimot, tỉnh Kongpong Chàm thuộc
vương quốc Campuchia. Tính chất địa lý gắn liền với quá trình sinh
tồn của các tộc người Stieng và người Khmer tại những cánh rừng
nằm ven biên giới. Hiện tại huyện Lộc Ninh có 13 tộc người sinh
sống, trong số đó phần lớn là người di dân từ các vùng núi phía Bắc
Việt Nam đến đây cư trú từ sau năm 1975. Người Stieng và người
Khmer là những tộc người có lịch sử cư trú lâu đời nhất tại vùng đất
Lộc Ninh và hiện chiếm số lượng 80% dân số toàn huyện, theo số
liệu điều tra dân số năm 2019 có hơn 19.000 người Khmer sinh sống
tại Lộc Ninh

1

. Trên phạm vi rộng của cả vùng Đông Nam bộ, người

Khmer còn cư trú tại huyện Chơn Thành, huyện Bù Đốp, thị xã
Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai),
huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), huyện Châu Thành, huyện
Tân Biên, huyện Tân Châu, và ngoại ô thành phố Tây Ninh (tỉnh
Tây Ninh). Tuy nhiên, Lộc Ninh vẫn được xem là vùng đất có đông
người Khmer sinh sống trong số các địa phương miền Đông Nam
bộ. Tại đây, người Khmer vẫn duy trì kỹ năng sinh tồn bằng phương
thức canh tác lúa nước trên những cánh đồng trũng nhỏ hẹp, kết
hợp với chăn thả gia súc. Khu dân cư được xây dựng trên phần đất
cao hay những ngọn đồi thấp, trước đây các phum (làng) của người
Khmer thường được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh,
ngày nay rừng không còn nên không gian sống của người Khmer
cũng bị thu hẹp.

1. TỘC DANH CỦA NGƯỜI KHMER Ở LỘC NINH VÀ ĐÔNG NAM BỘ

Do cư trú trên địa hình vùng cao nên người Khmer ở Đông

Nam bộ được gọi là Khmer Lơ (Khmer Loeu/tiếng Khmer viết

ខ្មែរលើ

), nghĩa là “Khmer vùng cao”. Tuy nhiên, theo tài liệu

mà chúng tôi tiếp cận được thì chữ Khmer Lơ là một khái niệm
tộc danh do Pháp và Campuchia nêu ra nhằm chỉ những nhóm tộc
người thiểu số cư trú ở vùng rừng núi phía Đông Bắc Campuchia.
Thuật ngữ Khmer Lơ xuất phát từ chính sách đoàn kết các tộc người

1. Ngô Hà, Văn hóa truyền thống của người Khmer Bình Phước, http://baotangbinhphuoc.org.vn/

van-hoa-truyen-thong-cua-nguoi-khmer-binh-phuoc, truy cập ngày 01/11/2020.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.