PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
12
những ngày rằm và những ngày lễ lớn theo truyền thống để tạo cơ
hội cho người Phật tử tại gia đi chùa, lễ phật, thọ Tam quy Ngũ giới,
bố thí, cúng dường Tam bảo, nghe pháp, luận đạo, hay thọ trì Bát
quan Trai giới.
Năm 1990, Thượng tọa Hộ Pháp đã gửi 8 tăng sinh sang
Myanmar, 2 tăng sinh Thái Lan tu học. Cùng thời gian này Thượng
tọa Thiện Tâm cùng phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi dự
các hội nghị Phật giáo quốc tế tại Đài Loan và Thái Lan. Thượng tọa
Tăng Định cũng sang Myanmar sau đó nghiên cứu pháp hành thiền
Tứ Niệm Xứ.
Về hoạt động từ thiện xã hội, mặc dù chư Tăng Nguyên thủy chú
trọng tu tập nhiều hơn nhưng vẫn quan tâm, động viên Tổng hội
cư sĩ thể hiện lòng từ bi, cứu độ chúng sinh. Tại Huế, Tỳ kheo Giới
Hỷ - Trụ trì chùa Tăng Quang từ năm 1964 đến 1979, hoạt động rất
tích cực.
Về đối ngoại, chư Tăng Phật giáo Nam tông Kinh tham gia các
hoạt động trong Ban Phật giáo Quốc tế, đóng góp chung cho Phật
giáo Việt Nam. Chư Tăng hệ phái Nam tông hoạt động tích cực
như Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Siêu Việt, Hòa thượng
Thiện Tâm, Hòa thượng Hộ Pháp, Thượng tọa Tăng Định, Thượng
tọa Bửu Chánh, Thượng tọa Minh Giác, Thượng tọa Thiện Minh,
Thượng tọa Pháp Chất…
* Đối với Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam ở nước ngoài
Chư Tăng và Phật tử Việt - Khmer ở nước ngoài đã đứng ra
thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam để hoạt động
hợp pháp, đoàn kết, và hỗ trợ lẫn nhau trên con đường hành đạo và
hoằng pháp. Còn hình thức tổ chức và cách thức quản lý của Phật
giáo Nam tông Kinh và Khmer ở trong nước như thế nào thì ở nước
ngoài vẫn giữ nguyên như vậy.
Một số thành tựu đã đạt được của Phật giáo Nam tông Việt Nam
ở nước ngoài: Hỗ trợ học bổng toàn phần hoặc bán toàn phần cho
Tăng Ni sinh tu học trong nước hoặc ở nước ngoài; Xây dựng, tôn