DẤU ẤN PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH TRONG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
13
tạo và sửa chữa liêu cốc, chánh điện ở một số chùa (cả Nam lẫn Bắc
tông); Hỗ trợ tài chính cho một số trường học tình thương và cô
nhi viện (cả Nam lẫn Bắc tông). Tuy nhiên mối quan hệ này chỉ có
tính chất thân hữu hơn là mặt tổ chức Giáo hội.
* Đối với Phật giáo Nguyên thủy - Theravāda các nước trong khu
vực:
Phật giáo Nam tông Kinh có nguồn gốc từ Campuchia, do ông
Lê Văn Giảng (Hòa thượng Hộ Tông) mang Phật giáo Nguyên
thủy Campuchia vào Nam bộ, một số Phật tử, sư sãi có nguồn gốc
từ Campuchia... nên trước kia (bắt đầu từ năm 1938 tiến hành lễ
kết giới và cho đến thời Pháp, thời Mỹ, các việc học tập, tấn phong,
bổ nhiệm ... đều do Vua sãi Campuchia quyết định)
6
. Có người đã
từng tu hành ở Campuchia nhiều năm rồi trở về hành đạo tại Việt
Nam, và đã là giáo phẩm từng tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất, đến năm 1981 đã trốn chạy ra nước ngoài như Thích
Hộ Giáo, nay đang ở Mỹ và đang cùng các phần tử xấu tác động về
trong nước để khôi phục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
ở trong nước. Tuy nhiên, sau khi thời kỳ Pôn-pốt tại Campuchia
sụp đổ, thì một số vị cao tăng Phật giáo Nam tông Kinh như Hòa
thượng Giới Nghiêm sang Campuchia để truyền giới cho các vị sư
bên đó.
Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, do có nguồn gốc từ
Campuchia mặc dù có một số điểm khác biệt (về ăn mặc, nữ tu),
nhưng Phật giáo Nam tông Kinh vẫn sống hòa đồng cùng với Phật
giáo Nam tông Khmer, hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long có
một số ngôi chùa Nam tông Kinh sống xen kẽ với đồng bào Khmer
như: Vĩnh Long có 3 chùa, Kiên Giang có 1 chùa, Cần Thơ có 1 chùa.
Phật giáo ở các nước Đông Nam Á như: Sri Lanka, Myanmar, Thái
Lan, Lào, Campuchia v.v... là Phật giáo Nguyên thủy - Theravāda.
Các vị tiền bối khai sơn Phật giáo Nam tông Kinh đều đã từng học
đạo và hành đạo tại các nước này, các thế hệ sau cũng vậy. Do đó,
6. Thiện Hậu, Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam (1938 - 1963), Nhà Xuất bản Hồng Đức, 2014.