PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 44

DẤU ẤN PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH TRONG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

15

Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Chủ động, phối hợp với

chính quyền để hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo cho Tăng Ni, tín đồ...
đảm bảo đúng Hiến chương, quy định của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam và của pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều
loại hình phong phú, đa dạng, khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền
thống đấu tranh cách mạng của Tăng Ni, tín đồ Phật tử Phật giáo
Nam tông Kinh.

Về quản lý tổ chức: Hướng dẫn, giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt

Nam để cơ cấu thành phần hợp lý giữa các hệ phái Phật giáo trong
tổ chức bộ máy Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.

Về giáo dục, đào tạo: thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho

mở thêm một số lớp đào tạo, bồi dưỡng riêng cho sư sãi Nam tông
Kinh để đáp ứng nhu cầu tu học của; thường xuyên mở các khóa bồi
dưỡng riêng theo biệt truyền của Phật giáo Nam tông Kinh.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Nam tông

Kinh đã khẳng định được vị thế, vai trò trong Giáo hội Phật giáo
Việt Nam. Cùng các hệ phái khác trong ngôi nhà chung Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Kinh đã và đang góp phần
tạo dấu ấn đặc sắc trong sự đa dạng, phong phú và thống nhất của
Phật giáo Việt Nam, đồng thời tích cực tham gia xây dựng Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đoàn kết, vững mạnh, qua đó đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam

từ Đại hội đến Đại hội 1981-2012, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ VI.
Hoàng Thơ (1995), Sự du nhập Phật giáo Tiểu thừa ở Việt Nam và

khu vực”, Nội san Nghiên cứu Phật học, số 01/1995.

Kỷ yếu Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam, năm 1981.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.