PHẬT GIÁO NAM TÔNG (THERAVĀDA) KINH VIỆT NAM: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
23
giáo trên đất nước Việt Nam đã in đậm dấu ấn của văn hóa Trung
Hoa từ lâu đời.
Với quan điểm đúng đắn “tránh xa hai cực đoan”, đi theo trung
đạo mà Đức Thế Tôn giảng dạy, Phật giáo Nam tông Kinh đã đóng
góp nhiều trong sự phát triển chung của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cũng như của nội bộ hệ phái. Người viết xin được liệt kê ra
một số thành tựu và phát triển của hệ phái Phật giáo Nam tông
Kinh như sau:
- Tam Tạng kinh điển Pāli đã được dịch sang tiếng Việt một cách
hoàn thiện. Năm bộ kinh Nikāya thuộc Tạng kinh (Suttantanikāya)
do HT. Thích Minh Châu biên dịch và Viện Nghiên cứu Phật học
ấn hành năm 2012-2015. Ngoài ra, còn những tập kinh thuộc Tiểu
bộ (Khuddakanikāya) chưa được dịch thì cũng được Tỳ-khưu
Indacanda phiên dịch đầy đủ. Tỳ-khưu Indacanda cũng đã phiên
dịch trọn bộ Tạng Luật (Vinayapiṭaka) và in ấn, xuất bản song ngữ
Pāli – Việt. Về Thắng pháp Tạng (Abhidhammapiṭaka) do HT. Tịnh
Sự phiên dịch cũng đã được ấn hành. Như vậy, có thể nói là Tam
tạng Thánh điển Pāli của Phật giáo Nam tông đã được phiên dịch
và phát triển rộng rãi đến chư vị tu sĩ và cư sĩ để nghiên cứu, tu học.
- Vấn đề tu học của chư Tăng, tu nữ và cư sĩ cũng được phát triển
theo xu hướng tích cực. Chư Tăng, tu nữ được tiếp cận và tham gia
chương trình giảng dạy tại các nước Phật giáo như Thái Lan, Miến
Điện, Tích Lan. Các khóa tu thiền Tứ niệm xứ cũng được tổ chức
do các thiền sư quốc tế về giảng dạy…
IV. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN
Trong quá trình đồng hành cùng với các hệ phái Phật giáo khác
trong ngôi nhà Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật
giáo Nam tông Kinh đã và đang tồn đọng những vấn đề như sau:
- Chư Tăng, tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh không có được sự
quan tâm của các cấp Giáo hội về việc thọ giới đàn, cấp chứng điệp.
Nguyên nhân vì các vị đều xuất gia, thọ giới theo truyền thống hệ
phái biệt truyền cho nên không được Giáo hội chấp thuận. Rất khó