PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
28
- Về nông nghiệp: Pháp đã quy hoạch đào trên 4.100 km kênh
đào, làm thay đổi diện mạo nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu
Long, đất canh tác lúa mở rộng, sản lượng lúa tăng cao, tạo một vựa
lúa khổng lồ tại xứ Nam kỳ, thị trường xuất khẩu hàng hóa nông
nghiệp mở rộng. Giao thông vận tải đường thủy phát triển kết nối
mua bán với thành phố Sài gòn, Campuchia, Huế.
Nông dân chiếm 95% dân số Việt Nam nhưng làm chủ không
quá 30% diện tích ruộng đất… nhiều điền chủ, nông nô xuất hiện,
cư dân Việt ven biên giới Campuchia chuyển từ nghề nông sang
trao đổi mua bán hàng hóa tiêu xài.
Hệ thống Giáo dục thời Pháp thuộc tập trung ở đô thị lớn Sài
Gòn, Huế, Hà Nội, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thuộc
Nam kỳ chùa là trung tâm giáo dục hướng nghiệp.
Người Pháp thay đổi hệ thống giáo dục chỉ dạy chữ Quốc ngữ
(Việt) chữ Pháp. Tại Nam kỳ trường học áp dụng theo mẫu trường
công ở Pháp, dân quê không đủ tài chính, ít học chỉ lo làm ruộng
mua bán nhỏ tạo kinh tế gia đình kết quả là tới năm 1945 trên 95%
dân số Việt Nam bị mù chữ.
Nhiều thầy đồ di cư ra Trung kỳ thuộc triều đình Huế để tiếp tục
dạy học, học trò bỏ học làm ruộng học nghề hay tham gia nghĩa quân.
* Từ năm 1867 Nam kỳ là thuộc địa của Pháp một số lượng lớn
Người Việt từ bỏ vùng đất này di cư sang Campuchia, sang Lào sinh
sống.
2. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVADA TẠI
NAM KỲ LỤC TỈNH
Phật giáo Nguyên thủy Theravàda đã theo chân các thuyền buôn
doanh nghiệp có mặt tại thương cảng Phù Nam (Phnom) từ thế kỷ I
4
nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã định cư mua bán sinh sống nơi
đây, mang theo tín ngưỡng; Bà-la-môn giáo, Phật giáo Theravada từ
Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện sang Chân Lạp tạo nên dòng văn hóa
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B9_Nam