KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM
29
Óc Eo nổi tiếng trong dòng văn hóa Việt Nam. Đa số cư dân các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tin theo Phật giáo Nguyên thủy
Theravada theo tập tục ai lớn lên cũng cạo đầu đi tu trả hiếu cho
cha mẹ, có người tu 03 tháng có ngươi tu 03 năm có người tu trọn
đời, có người hồi tục sinh sống bình thường, trên 70% dân số cùng
chung niềm tin nghi lễ cách cư xử trong lối sống hàng ngày, đã trở
thành văn hóa Phật giáo Nguyên thủy của dân chúng Đồng bằng
sông Cửu Long. Nhiều chùa có niên đại thế kỷ X, XI, XI, mật độ
chùa Nam tông Khmer ở tỉnh Trà Vinh là cao nhất, nhiều nhất có
khoảng 143 ngôi chùa. Trà Vinh được chứng tỏ là một trong những
trung tâm Phật giáo Nguyên thủy Nam tông vùng đồng bằng sông
Cửu Long, định hình các tín ngưỡng tôn giáo Phật, các nghi lễ linh
thiêng cho nhiều người Việt Nam mộ đạo Phật và sự quan tâm về
Phật giáo của các quan chức hành chánh pháp.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam từ nền văn minh nông nghiệp, tiếp
thu khoa học phát triển của Tây phương, thay đổi phương thức
canh tác nông nghiệp từ thô sơ sang máy móc thiết bị hỗ trợ. Tiếp
nhận nền giáo dục hiện đại, đời sống văn minh đô thị phát triển,
báo chí, đài phát thanh phổ biến thông tin tới mọi tầng lớp xã hội,
nhận thức của con người được nâng cao, cuộc sống có chất lượng
hơn, xu hướng tìm về các giá trị của Phật giáo tăng dần, mọi người
nhìn nhận những đóng góp to lớn của Phật giáo vào nền văn minh
nhân loại, các phong trào chấn hưng Phật học nhanh chóng lan
rộng tại Trung Quốc phong trào nghiên cứu Phật học bằng chữ
Hán, Anh văn và Pali. Tại Myanma, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan phong trào đổi mới Phật sự cũng lan rộng.
5
Phật
giáo Campuchia cử Hòa thượng Chuon Nath trưởng đoàn phái
bộ Tăng già Campuchia xuống hỏi thăm các ngôi chùa của người
Khmer Krom ở 06 tỉnh miền Tây Nam bộ - Việt Nam.
5.https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5n_h%C6%B0ng_Ph%E1%BA%ADt_
gi%C3%A1o