PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 60

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM

31

hành thiền theo giáo lý Phật giáo Nguyên thủy Theravada, mở lớp Việt
ngữ cho trẻ em sinh ra ở Campuchia theo học để biết, nhớ tiếng Việt.

Ông Lê Văn Giảng và Hội đã xin phép xuất bản tạp chí “Ánh

Sáng Phật Pháp” đã phát hành 20 số bằng tiếng Việt phổ biến các
giáo lý cơ bản của Phật giáo Nguyên thủy.

- Nhiều Việt kiều xa xứ sinh cơ lập nghiệp tại Campuchia nghe

nói chùa Sùng Phước cũng về đây gặp gỡ người Việt để được nói
tiếng mẹ đẻ, tụng kinh nghe giảng về pháp của Phật bằng tiếng Việt,
trong số này cũng có gia đình bà dầu Cù-là Macsu, ông Phán Long
và nhiều người Việt khác.

- Để thuận lợi trong các khóa lễ, các buổi tụng kinh, nhiều kinh

văn trong nghi lễ Phật giáo bằng tiếng Campuchia đã được dịch
sang tiếng Việt.

Kinh sám hối tiếng Việt tụng trong khóa lễ sám hối ngày 14 và

30 âm lịch hàng tháng, được ông Phán Long chấp bút, viết theo
lối văn vần dễ nhớ, dễ tụng, đã lưu hành rộng rãi trong các chùa
Nguyên thủy đến ngày nay, nhiều chùa theo truyền thống Phật giáo
Khất sĩ cũng đã sử dụng kinh này đọc tung trong khóa lễ sám hối.

Con xin sám hối từ rày ăn năn;
Xưa nay lỡ phạm điều răn
Do thân, khẩu, ý bị màn vô minh;
Gây ra nghiệp dữ cho mình,
Sát sanh hại vật chẳng tình xót thương
Giết ăn hoặc bán không lường.
Vì long tham lợi quên đường thiện nhân.
Oan oan tương báo cõi trần,
Trầm luân biển tối chịu phần khổ lao;…..

- Nhiều thiện nam sinh hoạt trong Hội Phật học An Nam xuất

gia tu hành như ông Ngô Bảo Hộ là Hòa thượng Thiện Luật xuất gia
Sa di năm 1934 và xuất gia Tỳ kheo năm 1937, ông Hồ Văn Viên
là Hòa thượng Huệ Nghiêm, xuất gia năm 1938.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.