PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
32
5. TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY NAM TÔNG VỀ VIỆT NAM
- Hội Phật học An Nam tại Phnôm Pênh do bác sĩ Lê Văn Giảng
chủ trương phổ biến sâu rộng giáo lý Phật giáo Nguyên thủy trong
cộng đồng Việt kiều tại Phnôm Pênh Campuchia đã lan dần về Sài
Gòn, bác sĩ Lê Văn Giảng. Ông Văn Công Hương, ông Nguyễn
Văn Hiểu đã trao đổi thư tín, họp mặt tại Sài Gòn tâm nguyện truyền
bá Phật giáo Nguyên thủy về Việt Nam mỗi người chia nhau nhiệm vụ:
- Ông Nguyễn Văn Hiểu kỹ sư xây dựng tìm đất xây chùa tạo tháp tại
Sài Gòn để có địa điểm chư Tăng về hoằng dương chánh pháp.
- Cụ Văn Công Hương nhận trách nhiệm in ấn những tài liệu
kinh điển cần thiết để truyền bá chánh pháp.
- Bác sĩ Lê văn Giảng đang làm việc ở Campuchia nhận trách
nhiệm khảo cứu kinh điển Phật giáo tiếng Campuchia, tiếng Pháp
dịch sang tiếng Việt in ấn truyền bá về Sài gòn Việt Nam.
Sau đó ông Nguyên văn Hiểu tìm đất ở Gò Dưa, Thủ Đức vào
năm 1938 đã xây dựng chùa Bửu Quang làm nơi chư Tăng về hội
họp, ở, thuyết pháp dạy đạo cho Phật tử. Sau đó là chùa Kỳ Viên,
Bàn Cờ Sài Gòn.
Năm 1939 Đệ nhị thế chiến bùng nổ giữa các lực lượng, Khối
Đồng Minh và Phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục
địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến rộng lớn này gây
nhiều tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại
6
nhiều gia đình Việt kiều
Campuchia là Phật tử lo sợ chiến tranh dọn về Sài Gòn sinh sống,
thường đi chùa Bửu Quang, dân số Sài Gòn, Chợ Lớn lúc này đã trên
500.000 người
7
nên nhu cầu về tín ngưỡng Phật giáo khá cao, nhiều
chùa được xây dựng trong khu dân cư để tiện việc đi chùa lễ lạy.
Năm 1940 Hòa thượng Bửu Chơn, thế danh Phạm Văn Tông.
Hòa thượng Hộ Tông, thế danh Lê Văn Giảng xuất gia, theo lời mời
thỉnh của ông Nguyễn văn Hiểu và nhóm Phật tử sư Hộ Tông cùng
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_
th%E1%BB%A9_hai
7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3