PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
30
* Chữ Quốc ngữ phổ biến trong hệ thống báo chí, đài phát
thanh, giao thông phát triển đã kết nối thông tin liên lạc giữa các
vùng miền nảy sinh nhu cầu so sánh tìm đến các giá trị văn hóa Phật
giáo càng mạnh mẽ hơn.
Dưới chính sách bảo hộ của chính phủ Pháp (France), các tổ
chức Phật giáo Việt Nam không được coi là tổ chức Giáo hội, chỉ
được công nhận là các Hội đoàn, nhiều Hội đoàn nghiên cứu Phật
học ra đời ở trong nước và nước ngoài như:
- Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học thành lập năm 1930, tại Sài
Gòn, chùa Linh Sơn, Hội trưởng Thiền sư Từ Phong, xuất bản tạp
chí Từ Bi Âm do Thiền sư Khánh Hòa chủ nhiệm.
- Hội An Nam Phật học thành lập năm 1932, tại Huế do cư sĩ Lê
Đình Thám làm Hội trưởng, xuất bản tạp chí Viên Âm.
- Hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập năm 1934, tại Hà Nội do
cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng, Thiền sư Thích Thanh
Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Hội xuất bản tạp
chí Đuốc Tuệ.
* Các Hội đoàn Phật giáo điều do các cư sĩ Phật tử làm Hội
trưởng thể hiện vai trò hộ trì bảo vệ Phật pháp của người Phật tử
trong xã hội Pháp thuộc, thể hiện trách nhiệm thiêng liêng đối với
Đạo pháp, Dân tộc Việt Nam, các tu sĩ phía sau dùng trí tuệ Phật
pháp soi rọi dẫn hướng trên tinh thần Từ bi - Trí tuệ.
4. THÀNH LẬP HỘI PHẬT HỌC AN NAM TẠI CAMPUCHIA
Hội Phật học An Nam được thành lập vào ngày 5/7/1935 do
bác sĩ Lê Văn Giảng và nhóm việt kiều ông Ngô Bảo Hộ; ông Trần
Văn Long, ông Francois Nguyễn, ông Charles Clairet (Pháp) thành
lập với mục đích nghiên cứu giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, thực
hành lời dạy của Đức Phật Thích ca Gotama.
Trụ sở: Chùa Sùng Phước xóm Trường Đua, quận 4, thành phố
Pnompenh, trụ trì chùa: Sư cả Thạnh.
Mỗi tuần Thứ bảy, Chủ nhật hội viên và Phật tử về chùa tụng kinh