PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 124

nhiều tác giả

Phật Pháp cho mọi người

Dịch giả: Diệu Ngộ - Mỹ Thanh & Diệu Liên - Lý Thu Linh

23 TÌNH THƯƠNG YÊU ĐẦU ĐỜI

Bhante Wimala

Bhante Wimala là một tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy, người Tích Lan. Sư đã
dành nhiều thời gian đi khắp nơi, truyền dạy Phật pháp theo tinh thần của
các tỳ kheo thời Đức Phật còn tại thế. Bao năm qua, Sư đã hoằng pháp cho
nhiều người trên thế giới, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội.

Kinh nghiệm về tình thương yêu đầu đời, khi ta nhập vào cuộc hành trình
trên trái đất này, là tình thương yêu gia đình. Tình thương đó bắt đầu bằng
sự gắn bó có tính cách bản năng giữa cha mẹ và con cái. Sự quan tâm, cử
chỉ âu yếm và những tình cảm khác vun bồi cho sợi dây đó thêm bền chặt.
Rồi tình thương đó phát triển lớn thêm bao trùm cả tình thương anh chị em,
người thân thích, bà con ruột thịt của mình.

Tôi lớn lên ở Sri Lanka, nơi con trẻ luôn đưọc yêu thương, bảo bộc. Tình
thương đó cũng không hề thay đổi ngay cả khi tôi đã trưởng thành. Khó ai
nhận ra sự thay đổi nào trong tình thân thiết đó, và nó đưọc kéo dài cho đến
ngày nay. Đó là phong tục Phật giáo của dân tộc tôi.

Tôi nhận thấy trong các nước phát triển như ở Tây phương thì hoàn toàn
trái ngược lại. Ở đó người ta cho rằng khi con cái đã đủ tuổi trưởng thành,
con cái phải tự lập, phải tự lo cho bản thân. Do đó liên hệ gia đình thường
bị giới hạn đến chỉ còn là những cuộc thăm viếng thi thoảng hay tệ hơn,
những cú điện thoại. Một điều dễ thấy nữa là các lớp con cháu khi lớn lên
không có sự kính trọng đối với thể hệ cha ông. Cách hình thành xã hội của
họ không cho phép họ làm khác hơn.

Sự khác biệt giữa các xã hội Tây phương và xã hội nơi tôi trưởng thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.