PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 157

“Chào con, rất vui được gặp con”. Hình như ông cảm thấy thoải mái với sự
có mặt của tôi. Tôi nhớ, mỗi khi tôi trở về nhà với tư cách là người tu sĩ
Phật giáo, ông thường nói, “Hãy nhớ, đây là nhà của cha, con phải làm theo
ý cha”. Đó là câu chào của ông – khi tôi đã gấn năm mươi tuổi đầu! Tôi
không biết ông nghĩ là tôi sẽ làm gì.
Trước thời kinh tế khủng hoảng, cha tôi là một nghệ sĩ có nhiều triển vọng.
Cuộc khủng hoảng đã tước đi tất cả mọi thứ mà cha mẹ tôi có, vì thế cha tôi
phải đi bán giày để lo cho chúng tôi. Rồi chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ, cha tôi đã quá tuổi gia nhập quân đội. Nhưng ông rất muốn ủng hộ cuộc
chiến đó bằng cách này hay cách khác, nên ông trở thành một công nhân
đóng tàu ở Seattle. Ông không thích công việc đó, nhưng đó là cách tốt
nhất mà ông có thể làm để ủng hộ cuộc chiến tranh đó. Sau thế chiến, ông
trở về với công việc bán giày và trở thành quản lý của một cửa hàng bán sĩ
các loại giày. Ông cũng không thật sự yêu thích công việc đó, nhưng ông
cảm thấy mình không còn trẻ để có thể tìm được một việc làm nào khác.
Ông đã không màng đến các sở thích của mình để lo cho sự sống của mẹ,
chị tôi và tôi.
Khi tôi lên đại học, vào những năm 1950, môn học thời thượng lúc bấy giờ
là triết học. Lúc đó những người trẻ tuổi đều có xu hướng đổ lỗi cho người
mẹ về tất cả những thất bại, bất như ý trong cuộc đời của họ. Người mẹ là
đối tượng bị nhắm vào, bị gán là nguyên nhân của mọi khổ đau của con cái
họ. Lúc đó tôi chưa thể nhận thức được rằng nỗi khổ đó là điều không thể
tránh trong cuộc sống. Dĩ nhiên mẹ tôi cũng không phải là người hoàn toàn,
nên hiển nhiên là có nhiều điều bà đã làm không thật tốt. Nhưng nói chung,
sự hy sinh, tận tụy, hết lòng thương yêu, lo lắng - không có gì thiếu sót -
của mẹ tôi, tất cả đều là nhằm để làm cho cuộc sống của cha tôi, chị tôi và
tôi được nhiều hạnh phúc trong khả năng mà bà có thể mang đến. Mẹ tôi
không đòi hỏi gì riêng cho bản thân, và những khi tôi hồi tưởng lại những
điều này, thì katannu (Pali), để chỉ cho lòng hàm ân đối với cha mẹ, lại phát
khởi trong tâm tôi.
Đức Phật khuyên chúng ta nên nhớ nghĩ đến những điều tốt đẹp mà cha mẹ,
các vị thầy, thân hữu, hay bất cứ ai, đã làm cho ta; và phải chú tâm làm điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.