PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 163

một bên để người trẻ có thể lo cho cuộc sống của riêng họ. Dĩ nhiên là
những người trẻ này, rồi cũng già thôi, rồi cũng đến phiên họ bị bỏ rơi. Khi
còn trẻ, chúng ta cần quán sát và suy gẫm về người già. Đó là nghiệp, có
phải không? Tôi đã cố gắng giải thích điều này với những người Tây
phương, rằng nếu họ bỏ rơi người khác, sau này họ cũng sẽ bị bỏ rơi. Khi
già, chúng ta nên nghĩ đến người trẻ. Và người trẻ nên nghĩ đến người già.
Tất cả đều tương quan nhau, giống như những mắt xích trong một sợi dây
xích.
Paul Breiter chuyển ngữ từ tiếng Thái
(Chuyển ngữ sang tiếng Việt, theo A Gift of Gratitude, Tricycle Review,
Winter 2006).


Ajahn Sumedho, thế danh là Robert Jackman. Ông sanh năm 1934 tại
thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Mỹ và lớn lên trong một gia đình
đạo Tin Lành cùng với một người chị. Từ năm 1951 đến 1953, ông học
tiếng Trung Hoa và sử học tại Đại học Washington. Sau đó ông làm cán bộ
y tế cho Hải quân Mỹ. Làm y tế được bốn năm, ông quyết định đi học trở
lại và tốt nghiệp bằng cử nhân khoa Đông phương học. Nhờ ngành học
này, ông được làm quen với Đạo Phật qua sách vở; và bốn năm làm y tế
trong Bộ Hải quân Mỹ đã cho ông cơ hội tiếp xúc với Giáo hội Phật giáo
Nhật Bản.

Năm 1966, ông đến Thái Lan, tìm hiểu thêm về đạo Phật, tu thiền và sau đó
thọ giới sa di tại một ngôi chùa quê hẻo lánh thuộc tỉnh Nong Khai, miền
đông bắc Thái Lan. Sư tu học thiền minh sát (Vipassana) với ngài Ajahn
Chah tại tu viện Wat Nong Pah Pong, thuộc tỉnh Ubon trong hơn 10 năm.

(Theo Tâm và Đạo, Quán tưởng về cuộc sống trong Đạo Phật (The Mind
and The Way, Buddhist Relections on Life, Susanta Nguyễn dịch).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.