PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 63

Cốt lõi của chánh ngữ là nói lời chân thật, nghĩa là ta cần tránh cả những
lời nói dối mà ta nghĩ là vô hại. Chúng ta cần nhận ra tính chất giả dối qua
những hình thức như phóng đại, vô căn cứ, hay tự thổi phồng mình. Các
loại tà ngữ này thường phát khởi từ nỗi lo sợ rằng tự bản thân chúng ta
chưa đủ tốt – là điều không bao giờ đúng. Sự chân thật phải bắt đầu từ nơi
bản thân chúng ta, vì thế thực hành chánh ngữ phải bắt đầu bằng việc chân
thật với chính mình.
Đức Phật khuyên chúng ta không nên ngồi lê đôi mách (gossip), vì Ngài
biết rất rõ những hậu quả tai hại mà tà ngữ này có thể mang đến. Chuyện kể
có một người sau khi thấy những tai hại của việc mình ngồi lê đôi mách
chuyện người hàng xóm, đã đến cầu cứu một vị đạo sĩ. Vị đạo sĩ bảo người
đó ra chợ mua một con gà mang về cho ông, nhưng khi đi trên đường hãy
nhổ bỏ hết các lông gà. Khi người nọ trở về với con gà trụi lông, vị đạo sĩ
bảo ông ta đi nhặt lại những lông mà ông đã thả bay đi. Người đó trả lời
rằng điều đó khó thể thực hiện vì hiện giờ có lẽ đám lông gà đã bay khắp
xóm làng. Vị đạo sĩ gật gù đồng ý, và người kia hiểu ra rằng: chúng ta khó
thể lấy lại lời mình nói. Như thi sĩ Thiền Basho đã viết:
Chuông chùa đã lặng,
Mà tiếng ngân còn vang khắp đồi hoa.
Ngồi lê đôi mách (đàm tiếu) là nói về một người đang vắng mặt. Không kể
là nói xấu hay tốt. Nếu chúng ta cần nói về một người không có mặt, hãy
nói về họ như thể họ đang có mặt. Một hay hai lần trong năm, tôi thường
dành ra một khoảng thời gian nhất định - một tuần hay một tháng - tôi thực
hành không nói về bất cứ ai không có mặt. Tôi nhận thấy là mình đỡ mệt
hơn, và cũng thấy thật phấn chấn. Mỗi lần như thế, tôi nhận thấy rằng hiệu
quả của việc thực hành chánh niệm này còn ở mãi trong tôi nhiều tuần lễ,
hay đôi khi nhiều tháng sau đó. Khi tôi bắt đầu muốn nói về ai đó, hình như
có một tiếng còi báo động trong tâm: ‘Đừng nói chuyện người’.
Một lời khuyên về lời trêu chọc – Chớ nên làm! Việc trêu chọc (teasing) lúc
nào cũng là nhắm vào một ai đó, và thường gây tổn thương cho người đó
nhiều hơn ta tưởng. Nói ngắn gọn là việc trêu chọc, đùa cợt gây ra đau
khổ. Chúng ta nên dùng năng lực mà ta phí phạm vào việc chọc ghẹo để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.