KINH VÔ LƯỢNG THỌ - ÂM HÁN VIỆT & CHỮ HÁN
721
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
PHÁP NG
Ữ CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG VẠN ĐỨC
THÍCH TRÍ T
ỊNH
(Trích l
ục từ website chùa Vạn Đức)
۞۞۞
K
Ệ NIỆM PHẬT HẠ THỦ CÔNG PHU
“Nam mô A Mi Đà
Không g
ấp cũng không huỡn
Tâm ti
ếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ”.
Khi h
ạ thủ công phu nơi một câu hồng danh của Phật “Nam mô A Mi Đà Phật”
hay “A Mi Đà Phật”, phải niệm cho được vừa chừng, không quá mau (không gấp),
cũng không quá chậm (không hưỡn), là ni
ệm cho đều đặn. Kế đó, phải giữ làm sao
cho ti
ếng niệm Phật cùng với tâm mình hiệp khắn nhau, nghĩa là tâm phải duyên theo
ti
ếng, tiếng phải nằm ở trong tâm, không để cho nó xao lãng theo một tiếng gì khác.
H
ễ nó thoạt rời đi thì phải nhiếp kéo nó trở lại liền, để cho nó trụ nơi cái tiếng, như
v
ậy gọi là “tâm tiếng hiệp khắn nhau”. Nghĩa là cái tâm và cái tiếng không khi nào
r
ời nhau, mà tâm và ti
ếng không rời nhau thì đó mới gọi rằng thiết thật niệm
Ph
ật. Chớ nếu trong lúc mình niệm Phật mà lại tưởng và niệm những việc khác, đó
là mình ni
ệm việc khác chớ đâu phải là thật niệm Phật. Nếu là thật niệm Phật thì trong
tâm mình ch
ỉ nhớ và tưởng Phật mà thôi. Bây gi
ờ niệm danh hiệu Phật, tất nhiên
là mình nh
ớ và tưởng lấy ở nơi cái tiếng niệm Phật, cái hiệu của Phật, như vậy
m
ới gọi là thiết thật niệm Phật. Thành ra, mình làm cái gì cũng phải cho thiết thật
trúng cái đó, chớ nếu sai đi, tất nhiên khó có thể thành công được, do đó mới có câu
“tâm tiếng hiệp khắn nhau”. Nên nhớ kỹ lắm mới được! Khi niệm Phật phải nhớ câu
đó và phải làm cho đúng theo mới có lợi lạc. Nếu được tâm tiếng hiệp khắn nhau như
v
ậy mới gọi là niệm đúng cách và thiết thật.
Gi
ờ đây, phải “thường niệm cho rành rõ”. Tâm tiếng hiệp khắn nhau rồi, nhưng
ph
ải để ý cho nó rành. “Rành” là rành rẽ, tức là t
ừng tiếng, từng câu không có lộn
l
ạo; còn rõ là rõ ràng. Tiếng niệm Phật cho rõ ràng, hễ “Nam” thì rõ tiếng “Nam”,
“A” thì “A”, cho đến “Phật” thì “Phật”. Cái tiếng không trại đi, phải cho thật rõ, vì
điều này rất cần lắm. Nếu mình niệm mà không nhận cho rành rẽ và rõ ràng, niệm
m
ột cách bơ thờ, về sau khi công phu được thuần thục, mà khi thuần rồi, cái niệm
trong tâm nó t
ự nổi lên cũng không rành rõ, nó hơi trại đi. Còn nếu lúc nào cũng giữ
cho nó rành rõ, thì khi thu
ần thục, trong tâm mình nó cũng nổi lên cái tiếng niệm Phật