PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TINH GỌN - Trang 53

Hình 2-2. Khung Mô hình kinh doanh, từ cuốn sách Bussiness Model

Generation (Tạo lập mô hình kinh doanh)

13

của Osterwalder và Pigneur

13

Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản tại Việt

Nam. (BTV)

BÀI TẬP 2: VIẾT RA GIẢ THIẾT VẤN ĐỀ CỦA BẠN

Tiếp theo, bạn sẽ viết ra giả thiết vấn đề của bạn. Đây là giả thiết mà bạn sẽ
xác nhận hoặc (có thể) xem lại và sửa đổi.

Hãy viết giả thiết của bạn theo mẫu sau:

Tôi tin rằng [loại đối tượng] gặp phải [loại vấn đề] khi làm [loại nhiệm vụ].

hoặc:

Tôi tin rằng [loại đối tượng] gặp phải [loại vấn đề] vì [giới hạn hoặc hạn
chế].

Hãy nhìn nhận giả thiết của bạn kỹ lưỡng hơn. Nó cần được xem xét theo
năm câu hỏi mang tính báo chí: ai, cái gì, bao nhiêu, khi nào và tại sao.

Kiểu người gặp vấn đề đó là người mà bạn cần nói chuyện cùng. Kiểu vấn
đề mà họ đang gặp phải là các câu hỏi cái gì, bao nhiêu và khi nào mà bạn
cần tìm ra câu trả lời. Loại nhiệm vụ hoặc hạn chế – là câu hỏi tại sao mà
bạn sẽ cần phải hiểu.

TỪ SẢN PHẨM QUAY LẠI GIẢ THIẾT

Bạn đã có một sản phẩm? Vậy có thể bạn cần truy ngược các giả thiết của
mình. Hãy nghĩ về những giá trị mà bạn đang cung cấp, những người có khả
năng nhận được giá trị đó và tại sao họ cần nó. Sẽ hữu ích khi nhìn vào các
giả thiết được đặt ra cho các sản phẩm hiện có (những điều mà tôi phải thừa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.