hập. Chung Duy Hiền bỏ cặp kính ra, lại ăn thêm một bát nữa, mới tháo bộ
răng giả ra ngâm vào cốc nước sạch và bảo:
- Chu Mẫn sướng thật, ngày nào cũng được ăn mì ngon như thế này.
Ăn cơm xong, chia tay ra về. Chu Mẫn và Đường Uyển Nhi tiễn ra tận
cổng, trong lòng ôm con bồ câu, chị ta bảo:
- Thầy Điệp ơi, thầy đã tặng chúng em con bồ câu này, thật tình cám
ơn thầy. Nó ngoan lắm cơ. Ban ngày nói chuyện với em, ban đêm ngủ với
em.
Chung Duy Hiền bảo:
- Cô gái này ngây thơ như trẻ con, chim bồ câu làm sao nói chuyện
với cô được?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Khi em nói chuyện với nó, nó nhìn em không động đậy, nó nghe
được lời em nói đấy, - lại nói với Trang Chi Điệp – thầy Điệp còn chưa về
nhà hay sao? Thầy đã lâu lắm không về nhà rồi, hôm đến nhà thầy đánh
bài, cô Thanh nhắc đến thầy liền đau khổ. Hôm nay thầy về nhà, đem theo
con bồ câu này, thầy cố nuôi ở đấy vài hôm, cũng để nó làm quen với thầy
cô, vài ngày sau thả nó ra, nó sẽ tìm được chỗ em đấy.
Trang Chi Điệp nghĩ bụng, Mạnh Vân Phòng bảo chúng ta mua bồ câu để
đưa thư, đưa tin thay điện thoại, cô ấy cũng nghĩ như vậy ư? Anh vui vẻ
nói:
- Được.
Anh bế chim bồ câu về, bảo Liễu Nguyệt trông coi. Liễu Nguyệt đã nuôi
chim bồ câu, ngày nào Trang Chi Điệp cũng mua một ít thóc cho chim ăn.
Vài ngày sau trên vòngchân chim bồ câu, đã gài một bức thư ngắn, hẹn
Đường Uyển Nhi đến "Nhà cầu khuyết", Đường Uyển Nhi quả nhiên nhận
được thư một cách an toàn và đến "Nhà cầu khuyết" đúng hẹn. Đương
nhiên đã vui sướng một chầu, lại càng yêu thương bồ câu. Từ đó trở đi,
nếu Chu Mẫn đi vắng, lại sai bồ câu đến báo anh đi. Anh chàng Trang Chi
Điệp này cũng táo tợn lắm, đã dám hẹn Đường Uyển Nhi đến nhà mình.
Đường Uyển Nhi xem mẩu giấy xong, liền viết một mẩu khác để chim bay
về trước, còn mình thì vào nhà ra tay chưng diện đi sau.