Chúc an khang!
Giả Bình Ao
Lời người dịch
Trong mười bốn tập văn tuyển đồ sộ của nhà văn Giả Bình Ao, tiểu thuyết
"Phế đô" đã gây xôn xao dư luận nhất trong cả nước. Sau khi "Phế đô"
được đăng trên tạp chí "Tháng mười" và được nhà xuất bản Bắc Kinh ấn
hành năm 1993, kể cả số in lậu, tổng số sách in ra đã vượt con số một triệu
cuốn. Ngay trong lúc "Phế đô" chưa chính thức xuất bản, hoặc vừa mới
xuất bản, đã có những người đặt ngang hàng "Phế đô" với "Hồng lâu
mộng" và "Kim bình mai", là "Hồng lâu mộng" và "Kim bình mai" hiện
đại, trong lĩnh vực miêu tả và khắc hoạ về trí thức, thì "Phế đô" là tác phẩm
hay nhất sau cuốn "Vây thành". Giới văn học đã một thời tranh luận rộ lên
về cuốn sách này, thậm chí có địa phương còn tổ chức hội thảo văn học học
thuật vê "Phế đô" và hiện tượng "Phế đô". Trong hội thảo có người khen,
người chê, người thì khen trong chê, người thì chê trong khen, người bảo
"Phế đô" thật, người bảo "Phế đô" giả, người bảo "Phế đô" thiện, người bảo
"Phế đô" ác, người bảo "Phế đô" đẹp, người bảo "Phế đô" xấu. Đây là hiện
tượng bình thường trong thảo luận học thuật.
Nếu tóm tắt nội dung "Phế đô" cũng phải ngót nghét bảy tám chục trang in,
nên tốt nhất xin cứ để bạn đọc lần theo từ trang đầu đến trang cuối cuốn
sách. Nhưng qua mối liên hệ đan xen giữa các nhân vật, mà chủ yếu là giữa
danh nhân Trang Chi Điệp với những người đàn bà cùng những người thân
cận của anh, toàn bộ đời sống hiện thực và tâm linh của con người đang tồn
tại trong nền kinh tế hàng hoá được tái hiện sống động với những số phận
khác nhau và tính cách tiêu biểu qua các trang viết của "Phế đô", mỗi bạn
đọc đều có thể có những cảm thụ riêng, chẳng hạn, không nên vứt bỏ cái có