chuyện này, thì cũng thôi, nhưng Trang Chi Điệp thì mất tăm mất tích, còn
bạn bè người quen, thì thay nahu đến gây sức ép nên Ngưu Nguyệt Thanh
phải xử cứng chứ không xử nhũn, trái tim càng ngày càng buồn phiền, lời
nói càng ngày càng căng cứng, sau đó thì ai đến khuyên giải, ngay đến gặp
mặt chị cũng không gặp nốt. Trong mấy hôm biếng ăn, mất ngủ liên miên,
người chị gầy rạc hẳn đi, tóc cũng rụng từng nắm. Mỗi buổi sáng soi
gương, nhìn thấy dáng dấp của mình, chị nghĩ tóc cứ rụng mãi thế thì sẽ
thành con mụ đầu trọc long lóc mất tho6i, nửaa cuộc đời về sau này sống
càng thảm hại hơn, bỗng chốc hoàn toàn thất vọng, liền nghĩ tới Tuệ Minh
ở am ni cô. Một buổi hoàng hôn, ráng đỏ như cháy, chim chóc nháo nhác
trên mặt tường thành, cuối cùng Ngưu Nguyệt Thanh đã đi vào am ni cô.
Trên cổng am có dán một tờ giấy đỏ, trên đó viết "Mồng một có lệnh tung
thả ma đói,. Nội dung ma đói: Người sống trừ tai tránh nạn, sống lâu, sung
sướng tốt lành như ý…Kẻ chết thoát nỗi khổ địa ngục hoá kiếp sang thế
giới cực lạc…."
Ngưu Nguyệt Thanh không hiểu ma đói là gì, cứ thế đi vào, nghe thấy
trong điện Quan âm râm ran tiếng chuông tiếng mõ, chẳng qua cùng vào
xem cho vui, chị đi thẳng vào trong vườn nho bên phải, đẩy cánh cửa một
ngôi nhà nhỏ độc lập. Tuệ Minh đang ngồi bên trong, bôi xoa nước thuốc
gì đó lên đầu. Đầu Tuệ Minh rất tròn, tóc rất thưa. Thấy Ngưu Nguyệt
Thanh đi vào, vội chào hỏi mời ngồi, hai tay vẫn bôi xoa nước thuốc trên
đầu. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Chị đang làm phép công gì vậy?
Tuệ Minh đáp:
- Công mọc tóc đấy.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Công mọc tóc ư? Người đi tu ai cũng cạo trọc đầu, sao chị còn làm
phép mọc tóc hay không mọc tóc?
Tuệ Minh đáp:
- Đều là chỗ quen biết, xin kể để chị nghe. Người đi tu ai cũng cạo
đầu thành sư, nhưng tôi ngày xưa không có tóc để cạo, nên mới đi tu đấy.
Khi tôi mười tám tuổi, tóc đậm mượt mà, nào ngờ mùa hè năm ấy mái tóc